20 thầy cô đang công tác trong ngành GD&ĐT TP Hà Nội được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 năm 2023 gồm: 4 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng, 3 chuyên viên Phòng GD&ĐT, 1 nguyên trưởng phòng GD&ĐT và 11 giáo viên. Cụ thể như sau:
Nhà giáo Ưu tú, nhà giáo Nhân dân được xét tặng và công bố 3 năm một lần. Đây là các danh hiệu cao quý nhất nhằm tôn vinh những người đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Những người được công nhận danh hiệu là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá…
Theo quy định, danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng cho các nhà giáo có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 15 năm trở lên; cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp giảng dạy cùng nhiều tiêu chuẩn khác.
Nhà giáo Ưu tú phải có 7 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 7 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 7 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và đạt giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp; trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng, 1 lần được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua" cấp tỉnh, bộ hoặc đạt giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 1 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.
Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn điều kiện là: Đã 5 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 5 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 5 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.
Về tài năng sư phạm, nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú phải là người giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao; có nhiều đóng góp trong việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo; chủ trì các sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục….