Hà Nội kiểm tra đột xuất ATTP tại thị xã Sơn Tây
Kinhtedothi - Ngày 6/5, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra tại thị xã Sơn Tây nhân Tháng hành động vì ATTP năm 2025.
Tại buổi kiểm tra, Đoàn liên ngành ATTP số 1 của TP đã kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh Quý Thảo - cơ sở kinh doanh sản xuất bánh kẹo gia truyền. Địa chỉ: xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Qua kiểm tra thực tế, đoàn ghi nhận cơ sở chưa xuất trình được bản cam kết đảm bảo ATTP trong hoạt động sản xuất kẹo; Giấy chứng nhận sức khoẻ và xác nhận kiến thức ATTP của 4 người.
Cơ sở chưa xuất trình được hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ các loại nguyên liệu dùng cho sản xuất sản phẩm (hợp đồng, hoá đơn, giấy tờ nhà cung cấp): đường trắng, lạc, vừng, mạch nha, dầu chuối, vani và của bao bì chứa đựng thực phẩm. Cơ sở cũng chưa xuất trình được bản tự công bố của 4 sản phẩm: kẹo lạc, kẹo dồi lạc vừng, kẹo vừng, kẹo dồi.

Đoàn liên ngành ATTP số 1 của TP kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh Quý Thảo - cơ sở kinh doanh sản xuất bánh kẹo gia truyền.
Ngoài ra, Đoàn kiểm tra nhãn mác không đánh giá được nội dung ghi nhãn của của 4 sản phẩm: kẹo lạc, kẹo dồi lạc vừng, kẹo vừng, kẹo dồi.
Báo cáo của Ban chỉ đạo ATTP thị xã Sơn Tây cho biết, hiện thị xã có 430 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Trong Tháng hành động vì ATTP, công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo ATTP trên địa bàn thị xã được tăng cường. Thị xã thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành; đã kiểm tra việc chỉ đạo, triển khai các hoạt động đảm bảo ATTP trong “Tháng hành động vì ATTP” năm 2025 đối với 5/13 Ban Chỉ đạo ATTP xã, phường. Dự kiến 8/5/2025, địa phương hoàn thành kiểm tra 13/13 xã, phường. Các đoàn kiểm tra của thị xã và xã, phường đã kiểm tra 141 cơ sở, xử phạt 5 cơ sở với số tiền 78 triệu đồng.
Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo thị xã Sơn Tây cũng cho rằng, các cơ sở kinh doanh thực phẩm, cung cấp dịch vụ ăn uống, việc thu mua thực phẩm của các cơ sở, qua nhiều khâu trung gian, thời gian hoạt động kinh doanh ngoài giờ (chợ đêm, chợ đầu mối). Do vậy, công tác quản lý cũng gặp không ít khó khăn cho cơ quan quản lý.
Người kinh doanh chưa quan tâm nhiều đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với từng loại sản phẩm, đã được nhà nước quy định như: VietGAP, GMP, HACCP, ISO 22000...

Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Nguyễn Quang Trung kiểm tra khu sản xuất của cơ sở.
Một số chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, chưa thực sự có trách nhiệm với cộng đồng, còn xem nhẹ sức khỏe của người tiêu dùng, chạy theo lợi ích trước mắt đã cung cấp thực phẩm không an toàn cho người tiêu dùng.
Còn một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng còn dễ dãi trong việc lựa chọn thực phẩm, chưa phản ánh với cơ quan quản lý và tẩy chay các cơ sở thực phẩm không an toàn.
Tình trạng quảng cáo thực phẩm, thổi phồng về công dụng của các sản phẩm như (thực phẩm chức năng,…), chất lượng thực phẩm, bán hàng trên không gian mạng đang tăng nhanh, việc quản lý nguồn gốc, chất lượng thực phẩm gây nhiều khó cho nhà quản lý; chưa tạo thành chuỗi cung ứng thực phẩm, do vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATTP.
Thay mặt đoàn kiểm tra liên ngành, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Nguyễn Quang Trung đề nghị thị xã Sơn Tây tập trung kiểm tra và giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm để đảm bảo chất lượng và ATTP.

Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Nguyễn Quang Trung phát biểu tại buổi làm việc với thị xã Sơn Tây.
Đặc biệt, các đoàn kiểm tra tập trung vào việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu, quá trình sản xuất, chế biến và điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm và chuyển hồ sơ sang các cơ quan chức năng để tiếp tục điều tra, xử lý.
Mặt khác, các đơn vị, địa phương tập huấn, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ cơ sở, người tiêu dùng, về việc đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu và chất lượng sản phẩm; khuyến khích các chủ cơ sở tự giác tuân thủ các quy định về ATTP.
Cùng đó, thị xã cần duy trì tuyến phố ATTP có kiểm soát. Các đơn vị, địa phương tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm đặc trưng, tiềm năng, sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản phẩm OCOP trên địa bàn…

Sản phẩm kẹo gia truyền của hộ kinh doanh Quý Thảo (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội)
Bên cạnh đó, thị xã tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân về ATTP thông qua các kênh thông tin đại chúng; nâng cao nhận thức của người dân về cách lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn; khuyến khích người dân tham gia giám sát, phản ánh các vấn đề liên quan đến ATTP.
Ngoài ra, các đơn vị, địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để triển khai các biện pháp kiểm soát ATTP; tăng cường nguồn lực, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát ATTP. của

Cục ATTP đề nghị Hà Nội xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ
Kinhtedothi - Ngày 15/4, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã có công văn số 754 /ATTP – NĐTT gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc đề nghị kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm bổ sung.

Phát hiện nhiều vi phạm ATTP tại bếp ăn Công ty TNHH Đồ chơi Chee Wah Việt Nam
Kinhtedothi - Ngày 16/4, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại huyện Chương Mỹ nhân “Tháng hành động vì ATTP” năm 2025.