Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: nhà đầu tư mắc cạn khi ôm đất nền bám theo quy hoạch

Nhiều nhà đầu tư đang hối hận khi mạnh tay chốt mua các lô đất nền vùng ven Hà Nội bám theo quy hoạch, hạ tầng giao thông.

 

Giá đất nền đang neo giữ ở mức cao tại nhiều huyện vùng ven Hà Nội. Ảnh: Thu Giang

Có nguồn tiền nhàn rỗi, năm 2019, anh Nguyễn Văn Bình (48 tuổi, sinh sống tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã mạnh tay chốt mua mảnh đất với giá 1,5 tỷ đồng ở huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Khi chốt mua, nhà đầu tư "tay ngang" như anh Bình kỳ vọng, dự án khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc (huyện Thạch Thất) hình thành sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp, trường đại học và các công trình trọng điểm đổ về, khiến giá bất động sản sẽ tăng theo thời gian.

"Tuy nhiên dù là nơi được hình thành sớm nhất, khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc (huyện Thạch Thất) đến nay vẫn còn quỹ đất trống, nhiều nơi trở thành nơi chăn thả bò tự do. Dù rao bán lô đất nền hơn nửa năm nay thế nhưng tôi vẫn chưa có người chốt mua, giờ tôi chỉ mong muốn bán được hòa vốn" - anh Bình nói.

Cũng đầu tư đua theo Dự án đường Vành đai 4, chị Trịnh Thị Khuyên (45 tuổi, kinh doanh tự do ở Hà Nội) thông tin, những năm về trước, chị có chốt mua một lô đất nền 2 tỷ đồng, rộng 100m2 ở xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn với kỳ vọng sẽ nhích giá theo thời gian.

Tuy nhiên, dù đã đăng tin rao bán lô đất nền dọc theo tuyến đường 35, cắt ngang qua trường Tiểu học Tân Dân B (huyện Sóc Sơn) do gặp khó khăn về tài chính nhưng đến nay chị Khuyên vẫn chưa tìm được người chốt mua.

Đất nền ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) giá cao vẫn khó tìm người chốt mua. Ảnh: Thu Giang

Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, thị trường đất nền tại vùng ven Hà Nội và các tỷnh lân cận đang ghi nhận mức tăng giá đáng kể trong khoảng một năm trở lại đây.

Mặc dù dòng tiền đầu tư bắt đầu quay trở lại nhưng đà tăng giá mạnh ở một số khu vực cũng khiến những rủi ro từ sốt đất cục bộ bắt đầu xuất hiện, đặc biệt đối với những nhà đầu tư lướt sóng.

Dù vậy, theo các chuyên gia, nhiều khu vực giá đất nền bị đẩy lên cao nhưng thanh khoản thực tế lại không nhiều, nếu nhà đầu tư không nắm rõ thị trường mà mua theo phong trào thì rất dễ gặp rủi ro.

TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam - nhận định, việc "dựa hơi" quy hoạch hạ tầng để đẩy giá bán bất động sản chính là chiêu thức của các "đội lái" để tạo sóng thị trường.

Thực tế chỉ khi hạ tầng giao thông hoàn thiện, các dự án, quy hoạch triển khai mới thực sự có tác động lớn đến mức giá bất động sản lân cận.

TS Nguyễn Văn Đính lưu ý, việc thực hiện các dự án hạ tầng hiện nay đều mang tính dài hơi, trong khi đất đai là kênh đầu tư của người có nguồn tiền nhàn rỗi. Nhà đầu tư khi quan tâm đến phân khúc này cần phải khảo sát kỹ địa bàn, nắm rõ về quy hoạch, nguồn đầu tư, thời gian đầu tư và lựa chọn vị trí đất có tính thanh khoản.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lời giải nào cho bất động sản tồn kho?

Lời giải nào cho bất động sản tồn kho?

13 May, 05:05 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) vẫn đang thiếu hụt trầm trọng sản phẩm thuộc phân khúc bình dân; thì phân khúc nhà ở cao cấp, hạng sang và một phần nhà ở trung cấp lại đang trong tình trạng báo động về tồn kho. Điều này, không chỉ làm mất cân đối cung – cầu thị trường, mà còn dấy lên nhiều lo ngại về những khoản nợ xấu của DN.

Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng

Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng

06 May, 05:05 AM

Kinhtedothi - Phân khúc bất động sản (BĐS) khu công nghiệp tiếp tục nắm giữ vai trò chủ lực của thị trường từ đầu năm 2025 đến nay, nhờ vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng mạnh. Song, để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu thì các chủ đầu tư cần phải đáp ứng tiêu chuẩn bền vững và nâng cao chất lượng dịch vụ. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ