Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Harvard kiện chính phủ liên bang sau khi bị ông Trump cắt tài trợ

Kinhtedothi - Ngày 21/4, Đại học Harvard đã đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Trump lên tòa án liên bang, bước đi leo thang sau khi chính phủ quyết định đóng băng hàng tỷ USD tài trợ dành cho trường.

Văn bản dài 51 trang được gửi lên tòa án liên bang tại Boston, cáo buộc chính quyền Tổng thống Trump vi phạm Tu chính án thứ Nhất (một điều lệ trong Hiến pháp Mỹ) và nhiều quy định pháp lý liên bang khác. Harvard yêu cầu tòa tuyên bố lệnh "đóng băng tài trợ" là vi hiến, đồng thời buộc chính phủ rút lại các quyết định cắt giảm hoặc đình chỉ tài trợ.

“Vụ việc này liên quan đến việc chính phủ giữ lại tài trợ liên bang như một công cụ để can thiệp vào các quyết định học thuật tại Harvard,” đơn kiện nêu rõ.

Trường đại học này cho rằng hành động của chính quyền là một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào ngân sách nghiên cứu tại các đại học hàng đầu, dưới danh nghĩa “chống bài Do Thái và loại bỏ thành kiến tư tưởng trong khuôn viên giáo dục”.

Sinh viên Harvard biểu tình về chiến dịch quân sự tại dải Gaza. Ảnh: Harvard Crimson

Trước đó, ông Trump đã tuyên bố đóng băng tài trợ sau khi Harvard từ chối tuân thủ các yêu cầu liên quan đến các cuộc biểu tình về chiến sự ở Dải Gaza. Những yêu cầu này bao gồm kiểm soát quan điểm sinh viên và cấm tuyển sinh các du học sinh bị cho là “đi ngược lại với các giá trị và thể chế Mỹ.”

Ông Harrison Fields, phát ngôn viên Nhà Trắng phản hồi rằng: “Nguồn viện trợ liên bang dồi dào cho các cơ sở như Harvard đã đến hồi kết. Tiền thuế của người dân là một đặc quyền, và Harvard không đáp ứng các điều kiện cơ bản để được hưởng đặc quyền đó.”

Tuy nhiên, Harvard khẳng định việc đóng băng tài trợ hoàn toàn không liên quan đến vấn đề bài Do Thái.

“Chính phủ không thể chứng minh bất kỳ mối liên hệ hợp lý nào giữa các mối quan ngại về bài Do Thái với những lĩnh vực nghiên cứu y học, khoa học, công nghệ và đổi mới đang bị đình chỉ tài trợ - những lĩnh vực vốn nhằm cứu sống người dân, thúc đẩy thành công quốc gia và duy trì vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ,” đơn kiện lập luận.

“Chính phủ cũng chưa thừa nhận tác động nghiêm trọng của việc đóng băng vô thời hạn hàng tỷ USD tài trợ đối với Harvard, các bên thụ hưởng và lợi ích quốc gia.”

Từ khi nhậm chức tháng 1, ông Trump đã liên tục gây sức ép lên các trường đại học hàng đầu do liên quan đến các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine, đồng thời đưa ra hàng loạt yêu cầu nhằm ngăn chặn điều ông cho là “bài Do Thái.”

Harvard là trường đầu tiên đệ đơn kiện nhằm phản đối các biện pháp này. Sau đó, Nhà Trắng đã chính thức đóng băng 2,3 tỷ USD tài trợ, đe dọa tước tư cách miễn thuế và  quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của trường - một đòn giáng mạnh đến hoạt động tài chính và vận hành của họ. Harvard cũng bị yêu cầu cung cấp thông tin về các mối quan hệ quốc tế, nguồn tài trợ, sinh viên và giảng viên, song trường khẳng định chính phủ không có cơ sở pháp lý cho những hành động này.

Không chỉ Harvard, một loạt trường đại học khác như Columbia, Princeton, Cornell, Northwestern và Brown cũng bị đình chỉ một phần tài trợ vì liên quan đến các cuộc biểu tình trong khuôn viên.

Tháng trước, Đại học Columbia đã đồng ý thực hiện các yêu cầu của chính phủ sau khi bị đe dọa cắt 400 triệu USD tài trợ vì “không hành động trước tình trạng quấy rối sinh viên Do Thái.”

Chính quyền Tổng thống Trump cũng cắt 4 triệu USD tài trợ cho Đại học Princeton, một phần vì trường này bị cho là “kích thích lo âu về biến đổi khí hậu” thông qua một phòng thí nghiệm nghiên cứu khí quyển và đại dương. Princeton là một trong số các trường đã nộp đơn kiện trong tuần qua, cho rằng hành động cắt giảm tài trợ nghiên cứu là “hoàn toàn trái pháp luật.”

Hiện Nhà Trắng chưa đưa ra phản hồi chính thức về vụ việc.

Biểu tình lan rộng tại Mỹ

Biểu tình lan rộng tại Mỹ

Căng thẳng đối đầu giữa ông Trump và Fed

Căng thẳng đối đầu giữa ông Trump và Fed

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lý giải sức hấp dẫn của đồng nhân dân tệ

Lý giải sức hấp dẫn của đồng nhân dân tệ

22 Apr, 07:48 AM

Kinhtedothi - Xu hướng sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT) trong thanh toán quốc tế đang có dấu hiệu gia tăng, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp trên thế giới tìm kiếm các lựa chọn thanh toán đa dạng và ổn định hơn trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu diễn biến khó lường.

Xu hướng xe điện mới tập trung vào kiểm soát công nghệ

Xu hướng xe điện mới tập trung vào kiểm soát công nghệ

22 Apr, 07:41 AM

Kinhtedothi - Triển lãm ô tô Thượng Hải 2025 cho thấy ngành công nghiệp xe điện đang bước vào một giai đoạn mới: công nghệ phát triển nhanh chưa từng thấy, nhưng cũng đối mặt với hàng loạt rào cản chính sách nhằm kiểm soát độ an toàn và minh bạch trong quảng cáo sản phẩm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ