Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hiểm họa tài chính toàn cầu từ sự biến mất đất ngập nước

Kinhtedothi - Tình trạng đất ngập nước biến mất với tốc độ chưa từng có đang đẩy thế giới tới bờ vực khủng hoảng kinh tế và môi trường. 

Báo cáo vừa được công bố hôm thứ Ba bởi Công ước về Đất ngập nước, cảnh báo rằng việc phá hủy các vùng đất ngập nước trên toàn cầu có thể gây thiệt hại kinh tế lên tới 39 nghìn tỷ USD vào năm 2050. Những hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ nông nghiệp, nghề cá và kiểm soát lũ lụt.

Từ năm 1970 đến nay, khoảng 22% diện tích đất ngập nước trên toàn thế giới đã biến mất. Con số này bao gồm cả hệ thống nước ngọt như đất than bùn, sông, hồ, và các hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn và rạn san hô. Đây là tốc độ suy giảm nhanh nhất trong tất cả các hệ sinh thái tự nhiên.

Từ năm 1970 đến nay, khoảng 22% diện tích đất ngập nước trên toàn thế giới đã biến mất. Ảnh: Newsroom

Báo cáo chỉ ra nhiều nguyên nhân chính gây suy thoái đất ngập nước, bao gồm thay đổi mục đích sử dụng đất, ô nhiễm môi trường, mở rộng nông nghiệp, sự xâm lấn của các loài ngoại lai và tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu như nước biển dâng và hạn hán.

Hugh Robertson, tác giả chính của báo cáo, nhận định mức độ mất mát và suy thoái đã vượt qua ngưỡng có thể xem nhẹ.

Đọc thêm: Châu Á xoay trục xuất khẩu giữa cơn địa chấn thuế quan

Để hạn chế tình trạng này, báo cáo kêu gọi đầu tư hàng năm từ 275 đến 550 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay mức chi tiêu cho bảo tồn đất ngập nước vẫn còn quá thấp, dù không có số liệu cụ thể được đưa ra.

Thế giới đã mất tổng cộng 411 triệu hecta đất ngập nước, tương đương với khoảng nửa tỷ sân bóng đá. Trong khi đó, một phần tư diện tích đất ngập nước còn lại đang bị suy thoái nghiêm trọng.

Các vùng đất ngập nước mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường như điều hòa lũ, lọc nước, lưu trữ carbon và hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng địa phương. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu khi hiện tượng nước biển dâng và bão ngày càng gia tăng.

Báo cáo được công bố một tuần trước Hội nghị các bên tham gia Công ước về Đất ngập nước, dự kiến tổ chức tại Thác Victoria, Zimbabwe. Đây là một hiệp định quốc tế được 172 quốc gia ký kết từ năm 1971, nhằm thúc đẩy việc bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước. Tuy nhiên, chưa rõ liệu tất cả các quốc gia thành viên, bao gồm Trung Quốc, Nga và Mỹ, có cử đại biểu tham dự hay không.

Tình trạng suy thoái đất ngập nước đang diễn ra nghiêm trọng nhất tại châu Phi, Mỹ Latinh và khu vực Caribe, và ngày càng trở nên đáng lo ngại ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Hiện đã có một số dự án phục hồi được triển khai ở các nước như Zambia, Campuchia và Trung Quốc.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đằng sau "tối hậu thư" ông Trump đe Nga

Đằng sau "tối hậu thư" ông Trump đe Nga

16 Jul, 12:02 PM

Kinhtedothi - Việc đàm phán ngừng bắn giữa Nga và Ukraine diễn ra chậm chạp dường như khiến ông Trump, người từng nhiều lần hứa sẽ sớm kết thúc chiến tranh nếu tái đắc cử, tỏ ra sốt ruột.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ