Kinhtedothi - Đội ngũ của Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn đang xem xét các lựa chọn về khả năng cắt giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, trong nỗ lực đối phó với sức ép lạm phát.
Thông tin được Nhà Trắng hôm 5/7 đưa ra.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre.
Theo đó, hơn 400 yêu cầu giữ nguyên mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc đã được đệ trình lên văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ vào cuối ngày 6/7, khiến việc đưa ra quyết định của ông Biden trở nên khó khăn.
Trong số này có một ủy ban gồm 24 liên đoàn lao động từ AFL-CIO đến Hiệp hội Phi công Hàng không, đã yêu cầu tiếp tục áp đặt thuế quan do cựu tổng thống Donald Trump đưa ra, bao gồm khoảng 370 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Sau nhiều tuần cân nhắc, thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết chính quyền vẫn đang xem xét các chiến lược khác nhau, đồng thời từ chối cung cấp thông tin khi báo giới đề cập khả năng một cuộc điện đàm giữa ông Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết, ông Biden cũng đang cân nhắc xem có nên kết hợp việc dỡ bỏ một số thuế quan với cuộc điều tra Mục 301 mới về trợ cấp công nghiệp của Trung Quốc và nỗ lực thống trị các lĩnh vực chính, chẳng hạn như chất bán dẫn hay không.
Một cuộc điều tra sẽ mất tới một năm để tiến hành và có thể dẫn đến một vòng thuế quan mới, nhưng các nguồn tin cho biết ông Biden có thể nhắm tới những loại thuế "chiến lược" hơn so với các loại thuế hiện tại đối với hàng tiêu dùng.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đang tiến hành xem xét lại các mức thuế theo luật định trong 4 năm, với hạn chót để gửi yêu cầu giữ nguyên mức thuế sẽ hết hạn vào cuối ngày 5/7 và một thời hạn khác kéo dài đến ngày 22/8.
Vấn đề thuế quan đã được nêu ra trong cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc hôm 5/7.
Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.
Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.
Kinhtedothi - Chứng khoán Mỹ bị bán tháo trong phiên ngày 21/4 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường gây áp lực đến Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, khiến các nhà đầu tư lo lắng về tính độc lập của ngân hàng trung ương.
Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).