Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Không chủ quan trước sự gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết

Nam Trần
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội đang có xu hướng diễn biến phức tạp khi số ca chỉ định xét nghiệm và phát hiện mắc tăng nhanh.

Đến nay, SXH chưa có vaccine ngừa bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, việc xét nghiệm phát hiện bệnh và có hướng theo dõi, điều trị kịp thời là điều vô cùng cần thiết để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Mai Thanh
Điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Mai Thanh

Chủ quan tái khám, bệnh nhân đột ngột phải nhập viện

Lần đầu đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec cơ sở 2 khám trong tình trạng sốt cao, người mệt mỏi… nam bệnh nhân V.N.B. (45 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán SXH Dengue. Sau đó, bác sĩ kê đơn điều trị ngoại trú cho bệnh nhân và hướng dẫn tái khám sau 2 ngày.

Do chủ quan không tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, đến ngày thứ 6, bệnh nhân hết sốt, đỡ đau đầu, đau người, đồng thời thấy chảy máu chân răng và cảm giác khó thở khi gắng sức nên quay lại Bệnh viện khám. Dựa vào tiền sử này, bác sĩ nghĩ đến SXH trở nặng nên chỉ định anh B. làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, men gan, chức năng thận, điện giải đồ và chụp X-quang tim phổi.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, chỉ số men gan tăng cao, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có số lượng tiểu cầu giảm thấp, chụp X-quang tim phổi hình ảnh tù khoang màng phổi phải (theo dõi tràn dịch màng phổi). Vì vậy, bệnh nhân được chẩn đoán xác định là SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Ngay sau đó, bệnh nhân được làm thủ tục nhập viện điều trị để tránh để lại biến chứng. Sau 7 ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân đã xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh bình thường.

Tương tự, nhiều bệnh nhân khác khi đến khám tại BV Đa khoa Meladtec cũng ở trong tình trạng nặng do nhập viện muộn hoặc không tuân thủ điều trị tại nhà. Thậm chí, có bệnh nhân tự ý truyền dịch tại nhà nhưng bệnh tình không thuyên giảm, khi nhập viện đã bị biến chứng nặng.

Bác sĩ Trần Tiến Tùng - Chuyên khoa Truyền nhiễm, BV Đa khoa Meladtec chia sẻ: Trong tình trạng dịch bệnh gia tăng, việc điều trị tại nhà giúp giảm tải tập trung ở bệnh viện tuyến trên, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo. Khi điều trị tại nhà, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng uống Aspirin, Analgin, Ibuprofen, vì thuốc này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn do xuất huyết hoặc toan máu.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Xét nghiệm Medlatec cho thấy, tháng 8 có 5.487 ca làm xét nghiệm Dengue, trong đó ghi nhận số ca dương tính là 1.129 (chiếm 20.6%). Trước đó, tháng 7, Trung tâm ghi nhận 6.293 ca xét nghiệm Dengue, trong đó số ca dương tính là 374 (chiếm 5.9%). Nếu so số ca dương tính tháng 8 với tháng 7 thì tỷ lệ gia tăng số ca mắc của tháng 8 tăng 33%.

Những sai lầm thường gặp khiến bệnh nhân trở nặng

Cũng theo bác sĩ Tùng, bệnh SXH có thể nhanh khỏi nếu được điều trị đúng cách. Đa số những ca bệnh nặng phải nhập viện là do chủ quan và mắc phải 3 sai lầm chủ yếu khi điều trị bệnh như sau:

Sai lầm 1: Chủ quan không đi khám bệnh.

SXH được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Mặc dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà, nhưng người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi, vì bệnh có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng. Đối với SXH ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Sai lầm 2: Hết sốt là khỏi bệnh

Sự thực là sau giai đoạn sốt cao lại chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Sau 2 - 7 ngày, phần lớn người bệnh đã hết sốt và cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đây lại là giai đoạn tiểu cầu giảm nặng và thoát huyết tương. Triệu chứng bắt đầu nhận rõ như xuất huyết dưới da, chảy máu cam,…

Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc Dengue, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao và bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động nặng, đi lại nhiều.

Sai lầm 3: Chỉ mắc bệnh 1 lần trong đời

Bệnh SXH do virus Dengue gây ra với 4 type, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Vì vậy có thể hiểu rằng, một người có thể mắc SXH 4 lần trong đời với 4 type virus khác nhau.

Bệnh SXH được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn SXH và giai đoạn phục hồi.

Cần làm gì khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết?

Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh SXH, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Trong 3 - 4 ngày đầu, nếu có chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những lời khuyên sau: Nằm nghỉ ngơi. Ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa; uống nhiều nước, có thể cho bệnh nhân uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt; duy trì 1.500 - 2.500ml nước/ngày. Uống thuốc hạ sốt, lưu ý chỉ được hạ sốt bằng paracetamol chứ không được dùng Ibuprofen hoặc Aspirin vì có nguy cơ gây chảy máu đồng thời chườm mát cho người bệnh.

Theo dõi liên tục, nếu thấy bệnh nhân có diễn biến nghiêm trọng hơn như li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế. Nếu không có diễn biến bất thường cũng cần đến khám lại theo hẹn của bác sĩ.

Bác sĩ Tùng khuyến cáo, thời điểm hiện nay xuất hiện cùng lúc các dịch bệnh lây nhiễm khác như cúm, Covid-19, chân tay miệng nên để tránh nhầm lẫn những dấu hiệu của SXH với cúm, Covid-19 thì người dân nên đến cơ sở y tế khám để tìm chính xác nguyên nhân.

Xét nghiệm được xem là tiêu chuẩn vàng nên là chỉ định bắt buộc để chẩn đoán chính xác bệnh truyền nhiễm như SXH, Covid-19, chân tay miệng... Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ tư vấn cho người bệnh phác đồ điều trị hiệu quả, kịp thời, tránh được hậu quả khôn lường xảy ra.

 

Với mong muốn đồng hành chăm sóc sức khỏe người dân trong mùa dịch, bằng kinh nghiệm và tâm huyết của đơn vị y tế có gần 30 năm năm kinh nghiệm, các y bác sĩ Hệ thống Y tế MEDLATEC đã tâm huyết xây dựng các gói khám sốt xuất huyết với ƯU ĐÃI lên tới 10%.             

Theo đó, khi có nhu cầu kiểm tra, khách hàng có thể lựa chọn một trong các gói sau gồm:

  • Gói 1 - Gói xét nghiệm sàng lọc bệnh sốt xuất huyết: gồm các xét nghiệm xác định tác nhân thường gặp có thể phát hiện được kể từ mốc 24h sau khi sốt.            
  • Gói 2 - Gói xét nghiệm theo dõi bệnh lý sốt xuất huyết: giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh trong quá trình theo dõi và điều trị sốt xuất huyết tại nhà để có thái độ xử trí phù hợp.