Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kinh tế bị ảnh hưởng như thế nào nếu cuộc chiến Mỹ - Triều nổ ra?

Kinhtedothi - Nếu chiến tranh giữa Mỹ và Triều Tiên nổ ra, hàng chục triệu người sẽ rơi vào khủng hoảng nhân đạo. Nhưng cả nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ bị rung động.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra lời cảnh cáo, Triều Tiên sẽ phải đối mặt với “cơn thịnh nộ” nhằm tạo sức ép buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Đáp lại, Bình Nhưỡng tuyên bố, sẽ chuẩn bị kế hoạch phóng 4 tên lửa đến đảo Guam của Mỹ.
Những phát ngôn này đã đẩy căng thẳng giữa 2 nước lên một mức mới.
Các đối tác thương mại của Hàn Quốc. 
Một phân tích của Capital Economics Ltd cho thấy, nếu chiến tranh xảy ra ở bán đảo Triều Tiên, việc cung cấp và sản xuất các mặt hàng từ điện thoại thông minh, ô tô cho đến TV màn hình phẳng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, gây tổn thương cho sự tăng trưởng toàn cầu và đẩy giá hàng hóa lên cao. Đó là bởi vì Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong một chuỗi cung ứng sản xuất các thiết bị điện tử.
Hàn Quốc là nhà sản xuất màn hình tinh thể lỏng lớn nhất được sử dụng trong các tivi và các thiết bị điện tử khác - chiếm 40% sản lượng toàn cầu. Quốc gia này cũng là nhà sản xuất bán dẫn - vật liệu được sử dụng trong điện thoại thông minh - lớn thứ 2 thế giới với 17% thị phần.
Các nhà kinh tế học Gareth Leather và Krystal Tan của Capital Economics Ltd lưu ý, nếu sản lượng của Hàn Quốc bị ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm trên toàn thế giới. "Sự gián đoạn sẽ kéo dài trong một thời gian, có thể là mất khoảng 2 năm để xây dựng một nhà máy bán dẫn từ đầu”, các nhà kinh tế học của Capital Economics Ltd nhấn mạnh.
 Ngành vận chuyển sẽ đối mặt nguy cơ nếu chiến tranh xảy ra.
Kế tiếp đó là nguy cơ đối ngành vận chuyển. Bất kỳ mâu thuẫn nào sẽ có khả năng làm mất an toàn các tuyến đường chính dọc theo bờ biển phía Đông của Trung Quốc - quốc gia thương mại lớn nhất thế giới.
Theo Capital Economics, việc tàu thuyền chở hàng vào và ra khỏi cảng Trung Quốc trở nên quá rủi ro sẽ gây ra “đứt mạch” đối với nền kinh tế toàn cầu.
Đối với riêng Mỹ, gánh nặng chi phí từ chiến tranh có thể rất lớn. Nợ liên bang có thể sẽ bị đẩy lên cao hơn để trang trải cho chi phí chiến tranh và tái thiết. Nếu Washington phải chi số tiền cho bất kỳ tái thiết nào trên bán đảo Triều Tiên như ở Iraq và Afghanistan, nợ quốc gia sẽ tăng thêm 30% nữa, theo phân tích của Capital Economics.
Tất cả các con số này mới chỉ là dự báo. Tuy nhiên, theo Bloomberg Intelligence, ngay cả khi không có hành động quân sự, căng thẳng leo thang đã có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng của khu vực Bắc Á. Đối với Hàn Quốc, sự bất an đã đến đầu tư. Trong khi đó, đối với Nhật Bản, đồng Yen tăng mạnh sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của công ty và kế hoạch tăng vốn của Ngân hàng Nhật Bản.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

09 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

09 Jul, 07:56 AM

Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ