Kinhtedothi - Dữ liệu của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) ghi nhận lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đã giảm xuống 2,3%, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021.
Giá tiêu dùng của Đức, so với các quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu, đã tăng 2,7% so với cùng kỳ trong tháng 2. Trong khi đó, lạm phát cơ bản ở Đức, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động, giảm từ mức 3,4% trong tháng 2 xuống 3,3% trong tháng 3.
Lạm phát tại Đức đang có xu hướng giảm mạnh. Ảnh: Reuters
Chủ tịch Văn phòng Thống kê Ruth Brand cho biết: “Giá thực phẩm tại Đức trong tháng 3/2024 đã rẻ hơn so với một năm trước đó, lần đầu tiên kể từ tháng 2/2015”.
Giá thực phẩm giảm 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá năng lượng trong tháng 3 thấp hơn 2,7% so với năm 2023. Từ đầu năm đến nay, giá năng lượng liên tục giảm kéo theo lạm phát chung giảm.
Song, lạm phát cơ bản hầu như không chậm lại. Lạm phát ở Đức phần lớn do xu hướng gia tăng của giá dịch vụ với mức tăng 3,7% trong tháng 3, bị ảnh hưởng bởi việc chi phí tiền lương và giá thuê nhà ngày càng tăng.
Trong khi giá dịch vụ tăng mạnh, giá hàng hóa chỉ tăng ở mức 1,0% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng của lạm phát chung.
Kinhtedothi – Truyền thông Đức đưa tin ít nhất hai công ty xây dựng hàng đầu thế giới của nước này đang giúp Nga tái thiết thành phố Mariupol ở Donetsk.
Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.
Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.
Kinhtedothi - Chứng khoán Mỹ bị bán tháo trong phiên ngày 21/4 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường gây áp lực đến Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, khiến các nhà đầu tư lo lắng về tính độc lập của ngân hàng trung ương.
Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).