Kinhtedothi - Theo Bộ Quốc phòng Australia, một máy bay RAAF P-8 đang thực hiện hoạt động giám sát hàng hải thường lệ trong khu vực vào ngày 26/5 thì bị máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc chặn lại.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết chính phủ của ông đã liên hệ với Bắc Kinh để nêu quan ngại về "một cuộc diễn tập nguy hiểm" giữa máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay giám sát của Australia trên Biển Đông.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese. Ảnh: Getty.
Theo Bộ Quốc phòng Australia, một máy bay RAAF P-8 của Canberra đang thực hiện hoạt động giám sát hàng hải thường lệ trong khu vực vào ngày 26/5 thì bị máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc chặn lại. Máy bay phản lực của Trung Quốc đã bay “áp sát” máy bay P-8, trước khi cắt ngang phía trước máy bay Australia và thả một “gói có chứa các mảnh nhôm nhỏ,” Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles cho biết hôm 5/6.
Tại một cuộc họp báo ở Perth hôm 5/6, Thủ tướng Albanese cho biết Australia lo ngại về vụ việc - đe dọa an toàn đối với máy bay và phi hành đoàn. Nhà lãnh đạo Australia cho biết chính phủ của ông đã liên hệ với Trung Quốc “thông qua các kênh phù hợp”.
“Bộ Quốc phòng trong nhiều thập kỷ đã thực hiện các hoạt động giám sát hàng hải trong khu vực và điều này phù hợp với luật pháp quốc tế, thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không trong các vùng biển và không phận quốc tế,” Thủ tướng Albanese cho biết.
Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã mở rộng quyền kiểm soát đối với Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố phần lớn chủ quyền. Kể từ năm 2015, Bắc Kinh đã xây dựng và quân sự hóa một số đảo nhân tạo để củng cố các yêu sách.
Tuần trước, quân đội Canada đã thông báo về các vụ việc tương tự như cuộc chạm trán với Australia. Lực lượng Vũ trang Canada tuyên bố các máy bay phản lực quân sự của Trung Quốc “không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hàng không quốc tế” và các hành động tương tác là “thiếu chuyên nghiệp” và “khiến sự an toàn của các nhân viên RCAF của chúng tôi gặp rủi ro”.
Theo Bloomberg, hành động gây hấn rõ ràng của máy bay quân sự Trung Quốc trong khu vực có thể là phản ứng trước mối quan ngại ngày càng tăng rằng một liên minh chống Bắc Kinh đang được xây dựng giữa các quốc gia phương Tây.
Kinhtedothi - EU đang đặt cược vào khí LNG của Mỹ để thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga, song các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể vô tình đẩy khối rơi vào một vòng xoáy phụ thuộc mới với Washington.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, tàu BRP Gabriela Silang (OPV-8301) - tàu tuần duyên hiện đại thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines - đã chính thức cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Kinhteothi - Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những “ông lớn” như Đức, Pháp, Bỉ và Italia, kịch liệt phản đối kế hoạch tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.