Saturday, 07:50 27/06/2015
Mỹ, đồng minh và niềm tin pha lê
Kinhtedothi - Trong khi Bộ Ngoại giao Pháp triệu tập Đại sứ Mỹ tại nước này để phản đối về hành...
Kinhtedothi - Trong khi Bộ Ngoại giao Pháp triệu tập Đại sứ Mỹ tại nước này để phản đối về hành động do thám “không thể chấp nhận”, Tổng thống Pháp chủ trì cuộc họp khẩn để bàn về biện pháp ứng phó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức có cuộc điện đàm với người đồng cấp Hollande để xoa dịu sự thất vọng và giận dữ của đồng minh.
Giống như vụ vỡ lở bê bối Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) do thám điện thoại Thủ tướng Đức Angela Merkel, việc WikiLeaks tiết lộ thông tin NSA theo dõi 3 đời ông chủ Điện Elyseé cũng như nhiều quan chức cấp cao Pháp giai đoạn 2006 – 2012 đã lập tức thổi bùng ngọn lửa giận dữ trong dư luận nước này.
Hành động khó chấp nhận
Ngoài nghe lén điện thoại của cựu Tổng thống Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy và Tổng thống đương nhiệm Francois Hollande, tờ Le Monde còn công bố thông tin khiến Thủ tướng Jean-Marc Ayrault “sốc” là trong khoảng thời gian từ 10/12/2012 – 8/1/2013, NSA đã chặn, nghe lén, sàng lọc và lưu giữ thông tin của 70,3 triệu cuộc điện thoại của người Pháp. Theo tài liệu mà Glenn Greenwald – người từng hợp tác với “người lộ mật” Edward Snowden đã cung cấp thông tin cho tờ Le Monde, mục tiêu của chương trình được mã hóa dưới tên gọi US-985D, NSA không chỉ là các nghi phạm khủng bố mà còn có cả chính trị gia, doanh nhân và các thành viên của chính quyền. Ngoài ra, theo thông tin được tờ Le Monde tiết lộ, từ 8/2 – 8/3/2013, NSA đã thu thập 124,8 tỷ cuộc điện thoại trên toàn cầu, trong đó có nhiều cuộc gọi của công dân thuộc các quốc gia châu Âu như Đức, Anh, Pháp.
Ngoài nghe lén điện thoại, NSA còn thể hiện “sự quan tâm đặc biệt” đến dữ liệu máy tính khi “thám thính” khoảng 97,1 tỷ email của công dân toàn cầu trong tháng 3/2013. Trong số này, các email dựa trên nền tảng của Wanadoo - từng là một phần của France Telecom bị theo dõi nhiều nhất. Theo thống kê, đến năm 2013, vẫn còn khoảng 4,5 triệu người tại Pháp sử dụng địa chỉ email có đuôi wanadoo.fr và hơn 70.000 người trong số này đã bị “do thám” thông tin trên thư điện tử. Những con số này phần nào cho thấy mức độ khủng khiếp trong chiến dịch do thám mà NSA đã thực hiện suốt từ 2006 – 2012 với giới chức cấp cao của Pháp. Thậm chí nhiều nhà quan sát còn cho rằng, chính nhờ các thông tin tình báo này, Washington đã lập tức điều chỉnh chiến lược đối ngoại. Điển hình như việc nắm được tin tức Pháp muốn chủ trì cuộc đàm phám hòa bình Trung Đông mà không có sự tham gia của Mỹ đã thúc đẩy quan chức Nhà Trắng thực hiện các chuyến công du con thoi để nối lại tiến trình đàm phán giữa Israel – Palestine.
Phản ứng trước thông tin mà WikiLeaks tiết lộ, Tổng thống Hollande đã triệu tập khẩn cấp cuộc họp để thảo luận về phương án đối phó với hành động mà ông cho là có thể gây phương hại đến lợi ích quốc gia. Đồng thời phát đi thông điệp đe dọa sẽ đình chỉ các cuộc đàm phán về thỏa thuận tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương sau khi tờ The Guardian (Anh) và Der Spiegel (Đức) tiết lộ NSA còn do thám các văn phòng của Liên minh châu Âu tại Brussel (Bỉ), các cơ quan ngoại giao của châu Âu tại Washington và tại trụ sở Liên Hợp quốc tại New York.
Xoa dịu đồng minh
Những thông tin liên quan đến chiến dịch do thám Pháp của Washington được phát tán đúng lúc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang thực hiện chuyến công du châu Âu để kêu gọi sự hỗ trợ của các đồng minh trong vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của Iran và cuộc chiến chống lực lượng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cuộc khủng hoảng tại Syria… Trước nguy cơ nỗ lực giải quyết một loại hồ sơ nóng của Mỹ đã bị giáng mạnh bởi bê bối tình báo này, Ngoại trưởng Kerry đã cam kết với người đồng cấp Pháp Laurent Fabius nước Mỹ đã tuân thủ cam kết đưa ra với những người đồng cấp Pháp vào cuối năm 2013, theo đó, Washington “không và sẽ không nhắm tới hoạt động liên lạc của Tổng thống Pháp”. Vì thế, các tài liệu do mạng tin WikiLeaks tiết lộ cũng chỉ thể hiện được các hoạt động tìm kiếm thông tin trong khoảng thời gian từ năm 2006 - 2012.
Trong cuộc điện đàm với ông Hollande, Tổng thống Mỹ đã tái khẳng định cam kết vững chắc là sẽ chấm dứt các hành động đã diễn ra trong quá khứ, vốn không thể chấp nhận được giữa các đồng minh. Bước đi này được cho là nỗ lực nhằm xoa dịu giới chức cấp cao của Pháp, vốn được Mỹ ca ngợi là đồng minh quan trọng và chiến lược bậc nhất. Đây không phải là cáo buộc do thám đồng minh đầu tiên chính quyền Washington phải đối mặt. Năm 2013, NSA cũng từng bị cáo buộc theo dõi Thủ tướng Đức Angela Merkel. Đại diện Nhà Trắng vào thời điểm đó đã không đưa ra lời phủ nhận dứt khoát, tuyên bố rằng điện thoại của bà Angela Merkel chưa từng có thiết bị nghe lén và sẽ không bao giờ như vậy. Truyền thông Đức sau đó công bố thông tin cơ quan tình báo quốc gia Đức từng lén theo dõi các quan chức hàng đầu của Pháp theo đề nghị của Mỹ.
Quan hệ Mỹ - Pháp từng được lãnh đạo hai nước khẳng định là mối quan hệ đồng minh truyền thống tốt đẹp và giành cho những lời hoa mỹ như “một hình mẫu hợp tác quốc tế”. Tuy nhiên, bất kỳ mối quan hệ liên minh nào cũng cần nền tảng thiết yếu là sự tin tưởng lẫn nhau, trước khi tính đến chia sẻ những lợi ích chung. Chỉ có điều các thông tin liên quan đến vụ do thám các đồng minh thân thiết như Đức, Pháp, Brazil… khiến nhiều tờ báo phương Tây mỉa mai rằng với “niềm tin mỏng mảnh như pha lê”, Washington chỉ có thể xây dựng một mối quan hệ cộng sinh vì lợi ích chứ khó lòng có được một liên minh bền vững, bình đẳng và lâu dài.
Há miệng mắc quai
Trước thông tin về chiến dịch do thám gây “sốc” này, tờ Le Monde đã đặt câu hỏi tại sao Chính phủ Pháp không phản ứng một cách cứng rắn như chính quyền Đức và Brazil mà lại thể hiện quan điểm một cách dè dặt như mấy ngày vừa qua. Lý giải về điều này, Julian Assange - người sáng lập WikiLeaks trong một bài viết cho tờ Libération cho rằng, chính quyền của ông Hollande đã bị rơi vào tình thế “há miệng mắc quai”. Bởi chỉ sau vụ rò rỉ thông tin tình báo này 2 ngày, Quốc hội Pháp hôm 25/6 đã thông qua dự luật cho phép áp dụng các biện pháp tương tự như NSA đã làm trong suốt những năm qua.
Dù khẳng định việc thông qua dự luật do thám thông tin cá nhân của công dân Pháp và nước ngoài là nhằm ngăn chặn một vụ việc tương tự như vụ thảm sát tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo và siêu thị Kosher hồi tháng Giêng nhưng một số tờ báo hỗ trợ cho các đảng phái đối lập còn thẳng thắn dùng từ “đạo đức giả” để bình luận về thái độ và tuyên bố của Điện Elyseé. Theo tờ Le Point, giữa Mỹ và Pháp chỉ có “sự khác biệt về con số” khi Washington dành tới 60 tỷ Euro mỗi năm cho các hoạt động do thám, tình báo thì con số này của Paris cũng là 1 tỷ Euro/năm.
Tất nhiên, giống như ông Julian Assange nhận định, trong lĩnh vực tình báo, không có chỗ cho bạn bè nên “gián điệp”, “do thám” tuy là những ngôn từ nhạy cảm, là “vùng xám” trong quan hệ đối ngoại và đồng minh, đối tác giữa các quốc gia nhưng là điều mà bất kỳ một chính phủ nào cũng muốn làm và cần phải làm nếu muốn duy trì vị thế cường quốc. Vì vậy, dù được xây dựng dựa trên “niềm tin pha lê” thì Pháp, Đức và Mỹ vẫn phải là đồng minh cùng ngồi trên một con thuyền chung bởi sự gắn kết của các lợi ích chung.
Ngoài nghe lén điện thoại của cựu Tổng thống Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy và Tổng thống đương nhiệm Francois Hollande, tờ Le Monde còn công bố thông tin khiến Thủ tướng Jean-Marc Ayrault “sốc” là trong khoảng thời gian từ 10/12/2012 – 8/1/2013, NSA đã chặn, nghe lén, sàng lọc và lưu giữ thông tin của 70,3 triệu cuộc điện thoại của người Pháp. Theo tài liệu mà Glenn Greenwald – người từng hợp tác với “người lộ mật” Edward Snowden đã cung cấp thông tin cho tờ Le Monde, mục tiêu của chương trình được mã hóa dưới tên gọi US-985D, NSA không chỉ là các nghi phạm khủng bố mà còn có cả chính trị gia, doanh nhân và các thành viên của chính quyền. Ngoài ra, theo thông tin được tờ Le Monde tiết lộ, từ 8/2 – 8/3/2013, NSA đã thu thập 124,8 tỷ cuộc điện thoại trên toàn cầu, trong đó có nhiều cuộc gọi của công dân thuộc các quốc gia châu Âu như Đức, Anh, Pháp.
![]() Tổng thống Mỹ Obama đang phải đau đầu tìm cách lấy lại niềm tin từ các đồng minh lớn là Đức và Pháp.
|
Xoa dịu đồng minh
Những thông tin liên quan đến chiến dịch do thám Pháp của Washington được phát tán đúng lúc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang thực hiện chuyến công du châu Âu để kêu gọi sự hỗ trợ của các đồng minh trong vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của Iran và cuộc chiến chống lực lượng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cuộc khủng hoảng tại Syria… Trước nguy cơ nỗ lực giải quyết một loại hồ sơ nóng của Mỹ đã bị giáng mạnh bởi bê bối tình báo này, Ngoại trưởng Kerry đã cam kết với người đồng cấp Pháp Laurent Fabius nước Mỹ đã tuân thủ cam kết đưa ra với những người đồng cấp Pháp vào cuối năm 2013, theo đó, Washington “không và sẽ không nhắm tới hoạt động liên lạc của Tổng thống Pháp”. Vì thế, các tài liệu do mạng tin WikiLeaks tiết lộ cũng chỉ thể hiện được các hoạt động tìm kiếm thông tin trong khoảng thời gian từ năm 2006 - 2012.
![]() Mối quan hệ đồng minh Mỹ Pháp đang đứng trước thử thách lớn sau bê bối do thám của NSA
|