Kinhtedothi - Mỹ và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm 12/7 kêu gọi các nước châu Á đa dạng hóa chuỗi cung ứng năng lượng và khoáng sản quan trọng, nhằm tránh phụ thuộc vào các nước như Trung Quốc và Nga.
Một kỹ thuật viên ngồi trên mái của một tòa nhà được lắp các tấm pin mặt trời, tại Nhà thờ Jakarta ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters
Giám đốc Điều hành IEA Fatih Birol và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm khẳng định, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, bắt nguồn từ các lệnh trừng phạt đối với Nga, nên là động lực để các nước Ấn Độ - Thái Bình Dương tập trung hơn vào việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, điều đó sẽ đòi hỏi khu vực này phải ngừng việc phụ thuộc vào Trung Quốc về công nghệ năng lượng mặt trời và các nước như Congo và Nga về các khoáng chất quan trọng cần thiết cho xe điện và pin.
"Chúng ta muốn đảm bảo rằng bản thân không phải là quốc gia dưới ngón tay cái của các nhà độc tài dầu khí, dưới ngón tay cái của những người không chia sẻ giá trị chung, dưới ngón cái của những người muốn kiểm soát các khía cạnh chiến lược của chuỗi cung ứng,” Bộ trưởng Granholm cho biết tại Diễn đàn Năng lượng Sydney.
Diễn đàn do chính phủ Australia và IEA đồng tổ chức.
Trong khi đó, ông Birol cho biết Trung Quốc chiếm 80% chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghệ năng lượng mặt trời và đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên 95%.
Về phía cung cấp năng lượng, ông cho biết bất kỳ ai có kế hoạch đầu tư lớn vào nhiên liệu hóa thạch mới sẽ chỉ đi vào hoạt động trong vài năm tới cần phải xem xét rủi ro khí hậu và rủi ro kinh doanh đối với các nhà đầu tư khi thế giới chuyển sang năng lượng sạch hơn.
Theo chiến lược gia trưởng về đầu tư Sam Stovall tại CFRA Research, các mức thuế sâu rộng của Tổng thống Donald Trump có thể đẩy chỉ số S&P 500 trở lại vùng điều chỉnh với mức giảm ít nhất 10% so với đỉnh thiết lập hồi tháng 2.
Kinhtedothi - Chứng khoán Mỹ có phiên giao dịch khó khăn trong ngày 1/4 khi giới đầu tư chờ đợi chi tiết về mức thuế quan mới của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư.
Kinhtedothi - Chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 2 phục hồi yếu hơn dự kiến, trong khi lạm phát cơ bản tăng mạnh nhất trong 13 tháng, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ kinh tế đình trệ trong khi giá cả tiếp tục leo thang.
Kinhtedothi - Cả 3 chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm mạnh do cổ phiếu ô tô bị bán tháo sau thông báo thuế thương mại mới nhất của Tổng thống Donald Trump.
Kinhtedothi - Giảm phát kéo dài, nhu cầu trong nước yếu và thị trường bất động sản đóng băng là những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc sụt giảm.