Kinhtedothi - Mỹ và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm 12/7 kêu gọi các nước châu Á đa dạng hóa chuỗi cung ứng năng lượng và khoáng sản quan trọng, nhằm tránh phụ thuộc vào các nước như Trung Quốc và Nga.
Một kỹ thuật viên ngồi trên mái của một tòa nhà được lắp các tấm pin mặt trời, tại Nhà thờ Jakarta ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters
Giám đốc Điều hành IEA Fatih Birol và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm khẳng định, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, bắt nguồn từ các lệnh trừng phạt đối với Nga, nên là động lực để các nước Ấn Độ - Thái Bình Dương tập trung hơn vào việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, điều đó sẽ đòi hỏi khu vực này phải ngừng việc phụ thuộc vào Trung Quốc về công nghệ năng lượng mặt trời và các nước như Congo và Nga về các khoáng chất quan trọng cần thiết cho xe điện và pin.
"Chúng ta muốn đảm bảo rằng bản thân không phải là quốc gia dưới ngón tay cái của các nhà độc tài dầu khí, dưới ngón tay cái của những người không chia sẻ giá trị chung, dưới ngón cái của những người muốn kiểm soát các khía cạnh chiến lược của chuỗi cung ứng,” Bộ trưởng Granholm cho biết tại Diễn đàn Năng lượng Sydney.
Diễn đàn do chính phủ Australia và IEA đồng tổ chức.
Trong khi đó, ông Birol cho biết Trung Quốc chiếm 80% chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghệ năng lượng mặt trời và đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên 95%.
Về phía cung cấp năng lượng, ông cho biết bất kỳ ai có kế hoạch đầu tư lớn vào nhiên liệu hóa thạch mới sẽ chỉ đi vào hoạt động trong vài năm tới cần phải xem xét rủi ro khí hậu và rủi ro kinh doanh đối với các nhà đầu tư khi thế giới chuyển sang năng lượng sạch hơn.
Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.
Kinhtedothi - Chứng khoán Mỹ bị bán tháo trong phiên ngày 21/4 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường gây áp lực đến Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, khiến các nhà đầu tư lo lắng về tính độc lập của ngân hàng trung ương.
Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.
Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên ngày 17/4 sau khi Tổng thống Donald Trump lên tiếng kêu gọi "sa thải" Chủ tịch Fed Jerome Powell vì không cắt giảm lãi suất đủ nhanh.