Kinhtedohi – Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), năng lực xuất khẩu LNG tăng cùng với giá và nhu cầu tăng cao, đặc biệt là từ châu Âu, giúp thúc đẩy xuất khẩu khí hóa lỏng của Mỹ.
xuất khẩu LNG của Mỹ trong nửa đầu năm nay tăng 12% so với sáu tháng cuối năm 2021. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, EIA cho biết Mỹ trở thành nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới trong nửa đầu năm 2022, khi nước này đẩy mạnh xuất khẩu khí đốt sang châu Âu trong bối cảnh xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo EIA, xuất khẩu LNG của Mỹ trong nửa đầu năm nay tăng 12% so với sáu tháng cuối năm 2021, lên mức trung bình 11,2 tỷ foot khối (khoảng 317,2 triệu m3). Báo cáo của IEA cho thấy năng lực xuất khẩu LNG tăng cùng với giá và nhu cầu tăng cao, đặc biệt là từ châu Âu, giúp thúc đẩy xuất khẩu khí hóa lỏng của Mỹ.
Xuất khẩu LNG của Mỹ đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây khi nhiều nước trên toàn thế giới tìm cách đa dạng hóa và thu hẹp hoạt động của các nhà máy sử dụng than gây ô nhiễm. Tuy nhiên, việc xây dựng các cơ sở sản xuất LNG mới phải mất vài năm, nên Mỹ dự kiến sẽ không bổ sung đáng kể thêm công suất khí hóa lỏng mới cho đến ít nhất là năm 2024.
IEA cho biết, khoảng 71% lượng LNG xuất khẩu của Mỹ là sang Liên minh châu Âu và Anh trong 5 tháng đầu năm nay.
Châu Âu đang gặp rất nhiều khó khăn để lấp đầy kho dự trữ khí đốt trước mùa Đông, do Nga đã cắt giảm nguồn cung khí đốt sau khi Mỹ và các đồng minh áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Moscow liên quan đến chiến sự tại Ukraine.
Trong tháng 6, Mỹ xuất khẩu LNG ít hơn 11% so với mức xuất khẩu trung bình 11,4 tỷ foot khối mỗi ngày trong 5 tháng đầu năm 2022, sau khi một vụ hỏa hoạn gây ra sự cố tại cơ sở xuất khẩu của công ty LNG Freeport.
Freeport LNG ước tính sẽ nối lại các hoạt động hóa lỏng một phần vào đầu tháng 10 và trở lại sản xuất đầy đủ vào cuối năm.
Kinhtedothi - Châu Âu đang nỗ lực tìm giải pháp ổn định an ninh năng lượng trong bối cảnh gia tăng lo ngại tình trạng gián đoạn nguồn cung do chiến sự tại Ukraine cũng như mối đe dọa bị Moscow cắt nguồn cung hoàn toàn.
Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.
Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.
Kinhtedothi - Chứng khoán Mỹ bị bán tháo trong phiên ngày 21/4 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường gây áp lực đến Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, khiến các nhà đầu tư lo lắng về tính độc lập của ngân hàng trung ương.
Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).