Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngân hàng trung ương châu Âu thu hẹp chương trình mua trái phiếu từ đầu năm 2018

Kinhtedothi - Kết thúc phiên họp chính sách ngày 26/10, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) thông báo sẽ tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng (QE) đến ít nhất tháng 9 năm sau, đồng thời cắt giảm 50% quy mô chương trình mua trái phiếu xuống còn 30 tỷ euro/tháng, bắt đầu từ tháng 1/2018.
Kết thúc cuộc họp chính sách tháng 10, lãnh đạo ECB ngày 26/10 đã quyết định giữ nguyên các mức lãi suất chính sách và sẽ giảm quy mô mua vào tài sản xuống còn 30 tỷ euro/tháng từ đầu năm 2018, song sẽ kéo dài chương trình này đến hết tháng 9/2018.
Hội đồng Thống đốc ECB giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn chính, lãi suất cho vay và tiền gửi cơ sở không thay đổi ở mức lần lượt là 0,00%, 0,25% và -0,40%.
Đặc biệt, Hội đồng Thống đốc tiếp tục kỳ vọng các mức lãi suất chính sách của ECB sẽ được duy trì ở mức hiện tại trong một khoảng thời gian dài, không phụ thuộc vào chương trình mua tài sản ròng.
 ECB sẽ thu hẹp chương trình mua trái phiếu từ đầu năm 2018.
Đối với các chính sách tiền tệ phi chính thống, ECB sẽ duy trì tốc độ mua vào tài sản hàng tháng ở mức 60 tỷ euro như hiện tại cho đến cuối tháng 12/2017.
Tuy nhiên, từ tháng 1/2018 quy mô mua tài sản sẽ giảm xuống còn 30 tỷ euro mỗi tháng cho đến cuối tháng 9/2018, hoặc có thể lâu hơn nếu cần thiết và trong bất kỳ trường hợp nào cho đến khi Hội đồng thấy một sự điều chỉnh liên tục của lạm phát phù hợp với mục tiêu lạm phát.
Nếu triển vọng trở nên kém thuận lợi hơn, hoặc nếu điều kiện tài chính trở nên không phù hợp với việc duy trì sự phục hồi của lạm phát, lãnh đạo ECB sẵn sàng tăng chương trình mua tài sản cả về quy mô lẫn thời gian.
Mặc dù lạc quan về tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu, Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi vẫn cảnh giác về lạm phát thấp của khu vực, vấn đề sẽ cần giải quyết với việc tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng từ ECB.
Chủ tịch ECB cho biết nền kinh tế Mỹ đang trong chu kỳ phục hồi so với khu vực Eurozone và lãi suất ở châu Âu sẽ giữ mức thấp “thêm một thời gian dài nữa”.
Quyết định được cho là quá thận trọng này của ECB, mặc dù đã được phần đông các nhà kinh tế dự báo từ sớm, song cũng khiến đồng tiền chung châu Âu quay đầu giảm mạnh trở lại.
Trong ngày 27/10, tỷ giá euro giảm 0,1% so với USD, xuống 1,1631 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 26/7. Tính chung trong tuần đồng tiền chung giảm 1,3%.
Theo Jeff Wright, Giám đốc Đầu tư của Wolfpack Capital, việc ECB giảm quy mô mua trái phiếu đã gây áp lực lên đồng euro, vốn giảm giá 1,3% so với đồng USD. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ