Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhà đầu tư đặt cược vào đà phục hồi kinh tế, chứng khoán Mỹ tiếp tục khởi sắc

Kinhtedothi - Các chỉ số chính trên sàn chứng khoán Mỹ tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tháng 6 bất chấp tình trạng bất ổn tại nước này.
Sàn Phố Wall đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/6 trong sắc xanh khi nhà đầu tư gia tăng kỳ vọng vào nền kinh tế sẽ mở cửa thành công sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Những bất ổn do các cuộc biểu tình biến thành bạo động tại Mỹ và leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh dường như không có nhiều tác động đến thị trường trong phiên giao dịch.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng nhẹ trong phiên 1/6.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 91,91 điểm, tức gần 0,4%, và kết phiên ở 25.475,02 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng khoảng 0,4%, lên mức 3.055,73 điểm, trong kho Nasdaq Composite đi lên vượt trội với gần 0,7%, đạt mức 9.552,05 điểm. Hiện nay S&P 500 đang ở mức cao nhất kể từ đầu tháng 3 còn Nasdaq đang ở đỉnh tính từ cuối tháng 2.
Ông Mark Hackett - Giám đốc nghiên cứu đầu tư tại công ty chứng khoán Nationwide nhận định: "Thị trường chứng khoán trụ vững một cách đáng ngạc nhiên trước hàng loạt thông tin tiêu cực. Giới đầu tư vẫn tiếp tục tập trung vào những dấu hiệu tích cực của quá trình mở cửa lại nền kinh tế".
Tuy nhiên, chuyên gia Hackett cũng lưu ý rằng định giá thị trường hiện nay đang ở mức cao nhất trong gần hai thập kỷ, báo hiệu rằng "thị trường sắp đến lúc phải đi xuống sau đợt tăng nóng".
Những cổ phiếu được hưởng lợi từ việc khôi phục lại hoạt động kinh tế đã dẫn dắt đà leo dốc trên sàn Phố Wall trong phiên 1/6. Các hãng du thuyền Carnival, Norwegian Cruise Line và Royal Caribbean đều vọt lên ít nhất 6,7%.
Cổ phiếu khách sạn Hilton Worldwide nhích 3,3% và Marriott International nhảy vọt 7,4%. Các cổ phiếu hàng không cũng diễn biến tích cực, American Airlines và Delta Air Lines lần lượt tăng 5,8% và 3,8%, United Airlines cũng cộng 5,1%.
Trong tuần trước, chỉ số S&P 500 và Dow Jones đều tăng hơn 3%. Trong tuần này, nhà đầu tư tập trung vào các thông tin quan trọng:
Các bang tiếp tục mở lại hoạt động kinh tế sau thời gian áp lệnh giãn cách xã hội nhằm ngăn dịch Covid-19. Quá trình tái khởi động kinh tế diễn ra đúng lúc phong trào biểu tình lan rộng để phản đối việc cảnh sát Mỹ giết chết người đàn ông da màu George Floyd. Tại nhiều TP, các cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn với nhiều cảnh đốt phá, hôi của.
Tình trạng biểu tình đi kèm bạo loạn lan rộng đã khiến các hãng bán lẻ như Target Corp và Walmart đóng cửa một phần các cửa hàng. Trong khi đó, Amazon cũng cho biết đã thu hẹp hoạt động giao hàng.
Ngoài những bất ổn chính trị trong nước, căng thẳng với Trung Quốc cũng được xem là một yếu tố có thể tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Mỹ trong tháng này.
Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục xấu đi sau khi Tổng thống Donald Trump cuối tuần trước tuyên bố sẽ chấm dứt chính sách ưu đãi đối với Hồng Kông  sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cảm thấy bớt áp lực khi Trump không nói sẽ rút khỏi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã đạt được hồi đầu năm.
Hãng tin Bloomberg ngày 1/6 dẫn một số nguồn thạo tin cho biết giới chức Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo các công ty nhà nước tạm dừng nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của Mỹ, trong đó có đậu tương.
Cụ thể, theo nguồn tin trên, hai nhà nhập khẩu nông sản chính của Trung Quốc là Cofco và Sinograin, đã đã được yêu cầu ngừng mua một số nông sản Mỹ.
Bên cạnh đó, các công ty nhà nước Trung Quốc cũng đã hủy bỏ một số lượng đơn đặt hàng đối với thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ.
Dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc có tăng trưởng trong tháng 5/2020. Nhà đầu tư đang quan sát dữ liệu kinh tế của Trung Quốc về những dấu hiệu phục hồi tại quốc gia này, nơi khởi phát dịch Covid-19.
Ông Art Hogan - Giám đốc chiến lược thị trường tại công ty chứng khoán National Securities nhận xét: "Từ cuối tuần đến nay, thị trường liên tục đón nhận thông tin kém tích cực. Ở mức định giá hiện nay, tôi nghĩ sẽ không có gì ngạc nhiên nếu thị trường Phố Wall đứt mạch leo dốc và quay đầu đi xuống".
"Hầu hết nhà đầu tư cho rằng các cuộc biểu tình sẽ không thể phá hủy nền kinh tế Mỹ", chuyên gia Nolte lưu ý thêm. "Diễn biến này có thể có tác động, nhưng không thể mạnh như đại dịch Covid-19".
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ