80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những lưu ý khi ăn sữa chua

Kinhteodothi - Sữa chua là thức ăn luôn được nhiều người ưa thích bởi chúng không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khoẻ. Các bà mẹ thường lựa chọn sữa chua cho trẻ nhỏ để bổ sung thêm dinh dưỡng. Thế nhưng, ăn sữa chua thế nào đúng cách không phải ai cũng nắm được.
Tác dụng của sữa chua

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua là nguồn cung cấp lượng protein cực kỳ ấn tượng, có khoảng 12gr protein trong 200gr sữa chua. Protein là chất có thể hỗ trợ chộ trao đổi chất trong cơ thể, giúp cân bằng mức tiêu hao năng lượng hay lượng calo được đốt cháy trong 1 ngày.
 

Sữa chua chứa rất nhiều các vi khuẩn sống, nhất là các men vi sinh. Đây là những lợi khuẩn cực tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể.

Ngoài ra, sữa chua còn được xem là một loại thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch một cách mạnh mẽ. Loại men vi sinh này được chứng minh là có khả năng giảm viêm - một trong những nguyên nhân dẫn đến các tình trạng khác nhau của sức khỏe.

Hơn thế nữa, các chất magie, selen và kẽm trong sữa chua cũng góp một phần không hề nhỏ đối với sức khỏe. Sữa chua còn bổ sung vitamin D càng làm cho lá chắn miễn dịch mạnh mẽ hơn.

Những điều cần lưu ý

Khi mua sữa chua phải xem hạn dùng còn dài mới mua. Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh.

Không ăn sữa chua lúc đói bụng vì khi đó độ chua của dịch dạ dày cao sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua.

Để tránh tác hại này, trước khi ăn sữa chua ta nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày có thể ăn tạm ít hoa quả hoặc bánh quy... sau đó mới ăn sữa chua;

Người bị viêm họng nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh 10 phút rồi mới ăn.Tuyệt đối không được đun nóng sữa chua sẽ chết các vi khuẩn có ích trong sữa;
Ăn sữa chua phải cách xa lúc uống thuốc kháng sinh tối thiểu là 3 giờ để tránh các vi khuẩn có ích trong sữa chua bị tiêu diệt;

Người tiểu đường, người dư cân chỉ ăn sữa chua không đường; Sau khi ăn sữa chua cần súc miệng và đánh răng thật sạch để tránh các vi khuẩn lactic trong sữa chua còn sót lại, làm hỏng men răng.

Với những người không dung nạp được lactose hoặc những người gặp vấn đề về tiêu hóa, nếu ăn quá nhiều sữa chua mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, hoặc tiêu chảy…

Bên cạnh đó, khi ăn quá nhiều sữa chua sẽ khiến axit dịch vị tăng quá mức, ảnh hưởng đến dạ dày, từ đó làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tụy cũng không nên ăn bởi sữa chua có đường.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Những dấu hiệu nhận biết thịt nhiễm tả lợn châu Phi

Những dấu hiệu nhận biết thịt nhiễm tả lợn châu Phi

27 Jul, 03:51 PM

Kinhtedothi - Việc nhận biết sớm thịt lợn bị nhiễm dịch tả hay các bệnh khác rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thịt bị nhiễm bệnh tả lợn châu Phi có những dấu hiệu đặc trưng, người tiêu dùng có thể phân biệt bằng mắt thường.

Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

18 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Với 3 bài viết, trong các vấn đề được trình bày, chúng tôi đã phần nào làm rõ những khoảng tối tồn tại trong thời gian qua dẫn đến thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả hoành hành, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng và sự an toàn của xã hội. Đã đến lúc cần quyết liệt loại trừ thực phẩm bẩn, hàng giả ra khỏi đời sống.

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

17 Jul, 05:47 AM

Kinhtedothi - Trước tình hình hoạt động mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, sản xuất, vận chuyển, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa… diễn biến phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm trên phạm vi toàn quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ