80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những thời điểm không nên uống cà phê vì nguy cơ với sức khỏe

Kinhtedothi - Cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng uống vào thời điểm không thích hợp sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những thời điểm nên cân nhắc hạn chế hoặc tránh uống cà phê.

Uống cà phê vào buổi tối gần giờ đi ngủ

Caffeine là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, có tác dụng tăng tỉnh táo và tập trung nhưng cũng có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên nếu uống không đúng thời điểm.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Theo khuyến cáo, nếu sử dụng cà phê gần thời gian đi ngủ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ở cả 2 khía cạnh: khó đi vào giấc ngủ hơn và ngủ không sâu giấc.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện của con người.

Giấc ngủ đủ giờ và đủ chất lượng có thể giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung, giảm stress và lo âu, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh tăng huyết áp.

Nếu không có đủ giấc ngủ, cơ thể sẽ không được phục hồi và tái tạo đủ năng lượng. Điều này có thể gây mệt mỏi, suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể và não bộ.

Uống cà phê vào buổi tối gần giờ đi ngủ dễ gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc thức giấc giữa đêm. Caffeine có thể ảnh hưởng đến cơ thể trong vòng 6 giờ sau khi sử dụng. Vì vậy, không nên dùng cà phê trong khoảng 6 giờ trước khi đi ngủ, đặc biệt đối với các trường hợp nhạy cảm với caffeine, khó ngủ hoặc mất ngủ.

Uống cà phê khi đói

Cà phê có tính axit nên uống khi bụng đói có thể gây khó chịu. Hơn nữa, nồng độ axit có thể gây ra vấn đề đối với những người bị ợ chua, trào ngược, các vấn đề về tiêu hóa và thậm chí là đau bụng.

Có thể đối với một số ít người, uống một ly cà phê khi đói vào buổi sáng không ảnh hưởng gì nhưng với phần lớn sẽ có cảm giác bồn chồn hoặc khó chịu ở đường tiêu hóa.

Đặc biệt nên tránh uống cà phê khi đói đối với những người có tiền sử các vấn đề về dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích vì caffeine có thể kích thích sản xuất acid dạ dày, ảnh hưởng đến nhu động ruột, làm trầm trọng thêm các triệu chứng như trào ngược, ợ nóng... Do đó, nên ăn một bữa sáng nhẹ nhàng hoặc ăn lót dạ trước khi uống cà phê để tránh các triệu chứng khó chịu có thể xảy ra.

Uống cà phê khi đang lo âu hoặc căng thẳng quá mức

Caffeine có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp, tăng sản xuất cortisol kích hoạt hệ thống phản ứng căng thẳng của cơ thể. Do đó, đối với những người đã có sẵn tình trạng lo âu hoặc dễ bị căng thẳng, caffeine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng như bồn chồn và cảm giác lo lắng quá mức.

Theo dữ liệu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, phân tích tổng hợp tóm tắt bằng chứng về mối liên hệ giữa lượng caffeine tiêu thụ và nguy cơ lo âu cho thấy, việc tiêu thụ caffeine có thể có tác động bất lợi đến chứng lo âu, làm tăng nguy cơ lo âu. Mối liên hệ này rõ rệt hơn ở liều caffeine trên 400 mg.

Do đó, nếu đang trong tình trạng lo âu hoặc căng thẳng quá mức, nên cân nhắc giảm lượng cà phê hoặc chuyển sang đồ uống không chứa caffeine.

Uống cà phê đúng cách để có lợi cho sức khỏe

Uống cà phê chỉ có lợi khi bạn uống một lượng vừa phải và uống đúng thời điểm. Nếu sử dụng quá nhiều hoặc uống trong những thời điểm không thích hợp dễ gây các tác dụng phụ không mong muốn.

Theo BSCKI Trần Thị Hiếu - chuyên khoa Dinh dưỡng tiết chế, caffeine nếu dùng với lượng vừa phải, nó có thể tăng cường năng lượng, trí nhớ và hiệu suất tập luyện nhưng nếu lạm dụng, sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách có thể gây lo lắng, bồn chồn, mất ngủ… Vì vậy, đối với người trưởng thành không nên sử dụng quá 400 miligam mỗi ngày. Nên tránh dùng caffeine vào buổi chiều và buổi tối nếu nhận thấy nó có ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ngoài ra, để tránh tác dụng phụ khi uống cà phê, mỗi người nên lưu ý mức độ nhạy cảm của bản thân khi sử dụng và thời gian bán thải của cà phê trong cơ thể. Nên chú ý xem bản thân cảm thấy thế nào sau khi uống cà phê (đặc biệt là lượng và thời điểm uống). Nếu có các dấu hiệu như hồi hộp, tim đập nhanh, khó chịu đường tiêu hóa, lo lắng hoặc mất ngủ... là những tín hiệu cần điều chỉnh.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), đối với hầu hết người lớn, sử dụng 400 mg caffeine một ngày thường không liên quan đến tác dụng tiêu cực. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về mức độ nhạy cảm của mọi người đối với tác dụng của caffeine và tốc độ họ loại bỏ nó khỏi cơ thể.

Caffeine có chu kỳ bán rã khoảng 4 - 6 giờ. Điều này có nghĩa là trong vòng khoảng 6 giờ sau khi một người tiêu thụ caffeine, ít nhất một nửa lượng caffeine vẫn còn trong cơ thể. Do đó, chúng ta cần lưu ý điều này để có sự điều chỉnh về thời gian uống phù hợp.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực phẩm nên và không nên ăn cùng trứng

Thực phẩm nên và không nên ăn cùng trứng

26 Jul, 05:26 PM

Kinhtedothi - Không chỉ chứa nguồn protein hoàn chỉnh, trứng còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách kết hợp trứng với các loại thực phẩm khác một cách khoa học để hấp thu tối đa dưỡng chất mà không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hay gây phản ứng bất lợi cho sức khỏe.

Đột phá 6 HMO: Bước tiến dinh dưỡng của Vinamilk tại Diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

Đột phá 6 HMO: Bước tiến dinh dưỡng của Vinamilk tại Diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

17 Jul, 03:23 PM

Kinhtedothi - Được mời tham gia với vai trò diễn giả duy nhất và đầu tiên đại diện Việt Nam tại Hội nghị Phát triển châu Á 2025 (Growth Asia Summit), diễn ra tại Singapore từ ngày 15 đến 17/7/2025, Vinamilk cùng đột phá 6 HMO đã thu hút sự quan tâm lớn của Hội nghị bởi những đóng góp giúp thiết lập chuẩn dinh dưỡng mới cho trẻ em, đồng thời mở ra hướng đi mới cho ngành sữa khu vực khi giải quyết các trăn trở mang tính thời đại về việc “nuôi con bằng sữa mẹ”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ