Nỗ lực để vượt thách thức
Kinhtedothi - Tăng trưởng quý I/2025 đạt 6,93% là mức tăng trưởng quý I cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2025 và khá đồng đều trong cả 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ. Dù vậy, bước sang quý II/2025, kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trước hết đó là những tác động khi mức thuế đối ứng Mỹ vừa công bố, đúng vào thời điểm nhiều nền kinh tế đang vật lộn với tăng trưởng chậm, lạm phát dai dẳng.
Sau khi Mỹ công bố mức thuế đối ứng mới, phía Việt Nam đã chủ động triển khai tiếp xúc với phía Mỹ trên tất cả các cấp, các kênh để làm rõ quan điểm của Việt Nam. Dù mức thuế suất cuối cùng bao nhiêu còn phụ thuộc vào khả năng đàm phán và phản ứng chính sách của Việt Nam, song ngay khi con số 46% được công bố, rất nhiều lo ngại đã được đặt ra. Đây là sức ép rất lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Dù vậy, tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ sáng 6/4, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu nhiệm vụ từ nay đến cuối năm cần tập trung ổn định tình hình, ổn định lòng dân, với quan điểm không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên. Thủ tướng nhấn mạnh cần ứng phó hiệu quả với các chính sách của các nước, nhất là của Mỹ. Tinh thần chung là không hoảng hốt, hoang mang, mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh để xử lý, vừa phải kiên quyết, kiên trì, mềm dẻo, khôn khéo, hài hòa, có lợi cho hai bên.
Như vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên, 9 tháng cuối năm GDP cần tăng khoảng 8,3%. Trong đó, tăng trưởng quý II phải đạt 8,2%, quý III và quý IV lần lượt 8,3% và 8,4%, cao hơn khoảng 0,2% so với kịch bản đề ra.
Thực tế, Việt Nam đang thực hiện các giải pháp để thúc đẩy dư địa hiện nay, đóng góp cho tăng trưởng như giải ngân vốn đầu tư công, tập trung thêm nữa vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Đây là khu vực trong quý I đã mang lại đóng góp nhiều cho tăng trưởng. Đặc biệt, Việt Nam đang tập trung "tháo gỡ các điểm nghẽn", làm mới các động lực tăng trưởng và khơi thông nguồn lực. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế. Xác lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; huy động các nguồn lực… Các địa phương tiếp tục nghiên cứu, rà soát các nguồn lực, động lực tăng trưởng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Về phía DN, chủ động ứng phó ngay tại thời điểm này là cần thiết.
Thủ tướng đã thành lập ngay tổ công tác ứng phó thuế đối ứng chuẩn bị mọi kịch bản; Họp với các bộ, ngành, hiệp hội, DN và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế… Thủ tướng đề nghị thêm giải pháp hỗ trợ DN căn cứ các kết quả đàm phán, bao gồm việc nghiên cứu chính sách thuế, phí, lệ phí, giảm lãi suất.
Chúng ta lấy mốc 8% làm mục tiêu xây dựng các kịch bản tương tự, coi đấy là kịch bản cơ sở. Lịch sử đã chứng minh “mỗi khi có khó khăn, dân tộc ta, đất nước ta lại càng có bản lĩnh, kinh nghiệm để trỗi dậy, ứng phó hiệu quả hơn với tình hình thực tiễn với tinh thần “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể”. Thủ tướng kêu gọi, càng khó khăn, càng phải đoàn kết, càng phải chung sức, đồng lòng.
Trong bối cảnh này, sự linh hoạt và chủ động của Việt Nam sẽ là yếu tố then chốt để biến thách thức thành cơ hội. Tận dụng để tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đây được xem là bài kiểm tra quan trọng đối với khả năng thích ứng của DN Việt trong bối cảnh thương mại toàn cầu đầy biến động.

Tiết lộ bất ngờ về phương pháp tính thuế đối ứng của Tổng thống Trump
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.

Quy định mới về hưởng trợ cấp thất nghiệp từ tháng 4/2025
Kinhtedothi – Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-BNV về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/4/2025; trong đó quy định giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Giá thép hôm nay 9/4: đồng loạt giảm sâu
Kinhtedothi - Ngày 9/4, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt trên sàn Đại Liên trượt xuống mức thấp nhất trong gần 5 tháng do căng thẳng thuế quan Trung - Mỹ gia tăng.