Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nới nhưng đừng... lỏng

Kinhtedothi - Đối với người lao động lập nghiệp nơi thành thị, để sở hữu một căn hộ với đồng lương ít ỏi, trong khi những mặt hàng thiết yếu cái gì cũng tăng như hiện nay, hẳn là giấc mơ xa vời...

Vì thế, Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024, với việc “nới lỏng” điều kiện mua, đang là tin vui của không ít người vì có cơ hội “an cư, lạc nghiệp”.

Theo Nghị định 100/2024/NĐ-CP, trường hợp người đứng đơn mua nhà ở xã hội (NƠXH) là người độc thân có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng/tháng tính theo bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, DN nơi đối tượng làm việc xác nhận.

Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, DN nơi đối tượng làm việc xác nhận. Thời gian xác định điều kiện về thu nhập trong một năm liền kề, tính từ thời điểm đối tượng quy định trên nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua NƠXH.

Đây được xem quy định có tính đột phá, sát thực tế mặt bằng thu nhập và chi tiêu của nhiều người có nhu cầu về NƠXH hiện tại, nhất là 2 TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đồng thời theo sát các chính sách NƠXH ở các quốc gia trên thế giới là tính tổng thu nhập của hộ gia đình thay vì chỉ tính riêng cá nhân.

Ngoài ra, khi tiếp cận theo hướng tổng thu nhập của hộ gia đình (gồm 2 vợ chồng) với tổng thu nhập không vượt quá ngưỡng 30 triệu đồng/tháng, sẽ giúp các đối tượng có nhu cầu về nhà ở dễ tiếp cận hơn với các gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ của Nhà nước, đơn cử như gói 120.000 tỷ đồng hiện nay.

Trong khi quy định trước đây, điều kiện mua NƠXH là thu nhập cá nhân dưới 11 triệu đồng/tháng/người, thực tế rất khó triển khai bởi thuộc nhóm thu nhập thấp không đủ khả năng mua nhà và cũng không đủ điều kiện để trả nợ vay. Với quy định mới tại Nghị định 100/2024/NĐ-CP, chỉ cần vợ và chồng chứng minh trả nợ được của cả gia đình ở ngưỡng 30 triệu đồng tổng thu nhập thực nhận, là sẽ được tiếp cận gói 120.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cùng với quy định “nới lỏng”, tạo điều kiện để đủ điều kiện người thu nhập thấp có hội tiếp cận nhà ở để “an cư, lạc nghiệp” hiện nay, rõ ràng cần song hành chế tài quản lý chặt chẽ. Đặc biệt, các cấp chính quyền địa phương chứng thực điều kiện cho người mua nhà đúng đối tượng.

Các cấp, ngành kết hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, phải bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, “nới” nhưng không “lỏng”, tránh việc lợi dụng chính sách để đầu cơ, thổi giá. Cần xử lý triệt để tình trạng “cò mồi” quảng cáo rao bán NƠXH trái phép, thổi giá căn hộ bởi “suất ưu tiên” nhằm ăn chêch giá, hay chuyện người giàu đánh ô tô đi mua NƠXH, dẫn tới hậu quả thực tế, nhà ở giá thấp nhưng người thu nhập thấp (dù trong diện) vẫn không đến lượt.

Nghị định 100/2024/NĐ-CP: “Cú hích” giúp khơi thông nhà ở xã hội

Nghị định 100/2024/NĐ-CP: “Cú hích” giúp khơi thông nhà ở xã hội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng nhưng chưa vội mừng

Tăng nhưng chưa vội mừng

18 Apr, 06:40 AM

Kinhtedothi - Mặc dù thu thuế thương mại điện tử (TMĐT) liên tục tăng theo các năm, nhưng cũng chưa vội mừng, bởi số thu thực tế chưa tương xứng với tiềm năng. Bởi vậy, để thu thuế từ TMĐT tăng trưởng bền vững, đảm bảo thu đúng, thu đủ, cần những giải pháp đồng bộ.

Bước chuyển mạnh trong tư duy

Bước chuyển mạnh trong tư duy

17 Apr, 06:34 AM

“Không biết thì không quản”, câu nói ngắn gọn của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 mới đây hàm chứa tư duy pháp lý mới mẻ và tầm nhìn chiến lược, mở ra hướng tiếp cận linh hoạt hơn trong công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Điều đó được đánh giá là bước chuyển mạnh mẽ từ tư duy “không quản được thì cấm” sang “không biết thì không quản”.

Giải bài toán thanh niên “hai không”

Giải bài toán thanh niên “hai không”

16 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Cả nước còn 1,35 triệu thanh niên từ 15 - 24 tuổi không có việc làm, không tham gia học tập, đào tạo, chiếm 10,4% tổng số thanh niên cả nước. Đây là một trong những con số vừa được Cục Thống kê công bố liên quan đến tình hình lao động việc làm quý I/2025. Dù chỉ mang tính tham khảo, nhưng cũng cho thấy rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết.

Đạo đức kinh doanh và lỗ hổng quản lý

Đạo đức kinh doanh và lỗ hổng quản lý

15 Apr, 05:40 AM

Kinhtedothi - Đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu nhắm vào nhóm người dễ bị tổn thương: trẻ em, thai phụ, người già… đang làm xôn xao dư luận. Ngoài vấn đề đạo đức kinh doanh, sự việc còn cho thấy lỗ hổng đáng báo động trong cấp phép và quản lý thị trường.

Nền tảng cho phát triển

Nền tảng cho phát triển

14 Apr, 05:46 AM

Kinhtedothi - Nền tảng Bình dân học vụ số vừa ra mắt đã được nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Hà Nội hưởng ứng. Đây được coi là một giải pháp đại chúng để người dân, kể cả những đối tượng ít có điều kiện tiếp cận công nghệ, có thể tham gia vào nền kinh tế số, xã hội số - tiền đề quan trọng để xây dựng nguồn nhân lực số chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ