Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phân cấp quản lý an toàn thực phẩm tại Hà Nội

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về quy định phân công, phân cấp trong quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn Thủ đô. Quy định thực hiện theo Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo phân công, phân cấp của UBND TP Hà Nội, Sở Y tế là cơ quan đầu mối thường trực Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm TP; có trách nhiệm tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo hoạch định những vấn đề có tính chiến lược, các kế hoạch, văn bản chỉ đạo để thực hiện hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý.

Sở NN&PTNT có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm đối với quá trình sản xuất ban đầu, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản. Quản lý an toàn thực phẩm ở các chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản. Quản lý, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Nhiệm vụ tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm cũng thuộc thẩm quyền của Sở NN&PTNT. Cùng với đó, Sở này cũng có chức năng thẩm định, xếp loại cơ sở sản xuất, kinh doanh; thanh kiểm tra, hậu kiểm, giám sát kiểm nghiệm thực phẩm; truy xuất nguồn gốc và xử lý vi phạm an toàn thực phẩm…

UBND TP Hà Nội cũng ban hành danh mục các sản phẩm, nhóm nông sản, thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Sở NN&PTNT.

Cụ thể là: Ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thuỷ sản (bao gồm các loài lưỡng cư), rau củ quả và sản phẩm rau củ quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, muối, gia vị, đường, chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều, thực phẩm biến đổi gen và một số loại nông lâm thủy sản khác.

Ngoài Sở Y tế và Sở NN&PTNT, UBND TP Hà Nội cũng quy định rõ chức năng, trách nhiệm của các Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường, UBND cấp huyện và các sở ban ngành khác trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm. Đồng thời đề nghị các cơ quan truyền thông của Hà Nội thường xuyên thông tin về tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn TP, gắn với tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho người dân…

Điểm sáng an toàn thực phẩm ở phường Nguyễn Du

Điểm sáng an toàn thực phẩm ở phường Nguyễn Du

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ