Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quận Hai Bà Trưng công khai tới người dân phương án cụ thể dự kiến 3 phường mới

Kinhtedothi-Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên địa bàn TP Hà Nội đạt hiệu quả cao, từ hôm nay, 19/4, toàn quận Hai Bà Trưng bắt đầu đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp ĐVHC cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng các hình thức phong phú.

Điều chỉnh diện tích, dân số các phường liền kề cho nhau

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị chiều nay, 19/4, Trưởng Phòng Nội vụ quận Hai Bà Trưng Lê Bích Hằng thông tin, thực hiện theo phương án sắp xếp của TP, quận Hai Bà Trưng sẽ được tổ chức, sắp xếp thành 3 ĐVHC cơ sở dự kiến có tên gọi là Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy. Việc sắp xếp, tổ chức 3 ĐVHC cơ sở này được thực hiện trên cơ sở: có điều chỉnh diện tích, dân số các phường liền kề cho nhau giữa quận Hai Bà Trưng và các quận Hoàng Mai, Đống Đa, Hoàn Kiếm; điều chuyển phần diện tích, dân số phía ngoài đê của phường Thanh Lương, Bạch Đằng về ĐVHC cơ sở Hồng Hà 1; điều chuyển một phần diện tích tự nhiên, dân số phường Đồng Tâm, Trương Định, Minh Khai (phía nam đường Đại La-Minh Khai về ĐVHC cơ sở Tương Mai).

Từ hôm nay, tại các địa bàn dân cư, tổ dân phố trên toàn quận Hai Bà Trưng bắt đầu công khai phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã trong phạm vi quận

Trong đó, ĐVHC cơ sở Hai Bà Trưng có diện tích tự nhiên 2,62 km2, quy mô dân số 81.927 người. Địa giới hành chính là toàn bộ diện tích và dân số của các phường Đồng Nhân, Phố Huế (quận Hai Bà Trưng); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường Bạch Đằng, Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng).

Ranh giới ĐVHC cụ thể: phía Đông tiếp giáp ĐVHC cơ sở Hồng Hà (ranh giới đi theo đường đê Nguyễn Khoái); phía Tây tiếp giáp ĐVHC cơ sở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (ranh giới đi theo đường Lê Duẩn); phía Nam tiếp giáp ĐVHC cở sở Bạch Mai, Vĩnh Tuy (ranh giới đi theo đường Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân); phía Bắc tiếp giáp ĐVHC cơ sở Cửa Nam (ranh giới đi theo đường Nguyễn Du - phố Lê Văn Hưu - phố Hàn Thuyên - đường Trần Hưng Đạo).

ĐVHC cơ sở Bạch Mai có diện tích tự nhiên 2,92 km2, quy mô dân số 91.308 người. Địa giới hành chính là toàn bộ diện tích và dân số của các phường Bạch Mai, Quỳnh Mai, Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường Thanh Nhàn, Minh Khai, Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường Phương Mai (quận Đống Đa) và Lê Đại Hành, Trương Định (quận Hai Bà Trưng).

Ranh giới ĐVHC: phía Đông tiếp giáp ĐVHC cơ sở Vĩnh Tuy (ranh giới đi dọc theo sông Kim Ngưu); phía Tây tiếp giáp ĐVHC cơ sở Kim Liên (ranh giới đi theo đường Giải Phóng); phía Nam tiếp giáp ĐVHC cơ sở Tương Mai (ranh giới đi theo phố Đại La - phố Minh Khai); phía Bắc tiếp giáp ĐVHC cơ sở Hai Bà Trưng (ranh giới đi theo đường đường Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân)

ĐVHC cơ sở Vĩnh Tuy có diện tích tự nhiên 2,77 km2, quy mô dân số 86.618 người. Địa giới hành chính gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường Vĩnh Tuy, Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng); phường Mai Động (quận Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng) và phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai).

Ranh giới ĐVHC: phía Đông tiếp giáp ĐVHC cơ sở Vĩnh Hưng (ranh giới đi theo cầu Vĩnh Tuy - phố Dương Văn Bé - phố Tân Khai); phía Tây tiếp giáp ĐVCH cơ sở Tương Mai, Bạch Mai (ranh giới đi dọc theo sông Kim Ngưu – Tam Trinh); phía Nam tiếp giáp ĐVHC cơ sở Tương Mai (ranh giới đi theo đường Lĩnh Nam); phía Bắc tiếp giáp ĐVHC cơ sở Hai Bà Trưng, Hồng Hà (ranh giới đi theo đường Trần Khát Trân - đê Nguyễn Khoái).

Các phường thuộc quận Hai Bà Trưng đều đã nhanh chóng tổ chức hội nghị hướng dẫn, triển khai phát phiếu lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

 Mỗi tên gọi phường có những lý giải riêng

Trước sự quan tâm của dư luận, người dân về ý nghĩa của việc đặt tên gọi 3 ĐVHC cơ sở sau khi sắp xếp, tổ chức lại bộ máy hành chính từ 15 phường hiện nay, đại diện UBND quận Hai Bà Trưng cho hay, mỗi tên gọi có những ý nghĩa, lý giải riêng.

Thứ nhất, tên gọi “Phường Hai Bà Trưng” xuất phát từ việc tưởng niệm và tôn vinh hai vị nữ anh hùng dân tộc Việt Nam là Trưng Trắc và Trưng Nhị, thường được gọi chung là Hai Bà Trưng.

Đây là hai chị em đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán (Trung Quốc) vào năm 40 sau Công nguyên. Hiện nay, tại quận Hai Bà Trưng có đền thờ Hai Bà Trưng nằm trên cùng một khuôn viên với hai di tích khác là chùa Viên Minh và đình Đồng Nhân, tạo thành Cụm di tích Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 31/12/2019.

Việc đặt tên “Phường Hai Bà Trưng” nhằm mục đích tưởng nhớ công lao của Hai Bà trong sự nghiệp giành lại độc lập dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ sau cũng như tôn vinh vai trò của phụ nữ trong lịch sử và xã hội.

Đối với tên gọi “Phường Bạch Mai”, lý giải Bạch Mai vốn là vùng ven đô phía Đông Nam kinh thành Thăng Long. Trong lịch sử, nơi đây từng là đất của các làng nghề, khu dân cư lâu đời, có vị trí chiến lược trên trục giao thông lân cận. Khu vực Bạch Mai xưa từng nổi tiếng với những làng nghề truyền thống, trong đó có nghề làm giấy, nghề in, buôn bán nhỏ lẻ và sau này là khu vực công nghiệp hóa sớm.

Đặc biệt, trong thời kỳ Pháp thuộc và những năm đầu thế kỷ 20, khu vực Bạch Mai trở thành một trong những vùng dân cư, buôn bán và sản xuất phát triển mạnh của Hà Nội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bạch Mai cũng là nơi ghi dấu nhiều sự kiện cách mạng, với các cơ sở hoạt động bí mật và phong trào yêu nước sôi nổi. Tên gọi “Bạch Mai” vì thế được giữ lại và sử dụng liên tục trong các giai đoạn phân chia hành chính của thành phố.

Việc giữ nguyên tên gọi này thể hiện sự kế thừa lịch sử, tôn trọng bản sắc văn hóa - xã hội của cộng đồng cư dân lâu đời trong khu vực.

Còn về tên gọi “Phường Vĩnh Tuy”, đại diện quận cho biết, phường Vĩnh Tuy thuộc quận từ trước đến nay nằm ở khu vực phía Đông của Hà Nội, ven sông Hồng - một trong những tuyến giao thông quan trọng nhất trong lịch sử và hiện tại. Với vị trí thuận lợi về giao thông và tài nguyên thiên nhiên, Vĩnh Tuy là nơi cư trú của nhiều thế hệ dân cư, đồng thời là nơi phát triển các nghề truyền thống và các hoạt động thương mại.

Tên gọi “Vĩnh Tuy” phản ánh sự lâu dài, bền vững của cộng đồng dân cư tại khu vực này, cũng như sự phát triển ổn định của phường qua các giai đoạn lịch sử. Với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, phường Vĩnh Tuy đã chuyển mình từ một khu vực ngoại thành thành một phường trọng điểm trong quận Hai Bà Trưng.

Vì thế, việc giữ nguyên tên gọi “Vĩnh Tuy” trong hệ thống hành chính không chỉ giữ lại giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất này mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với quá trình phát triển bền vững, lâu dài của khu vực. Cái tên này cũng thể hiện quyết tâm xây dựng một cộng đồng cư dân vững mạnh, hướng tới sự phát triển bền vững trong bối cảnh đô thị hóa hiện đại.

Sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương: những định hướng mới đáng chú ý

Sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương: những định hướng mới đáng chú ý

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã: cán bộ "thuộc bài" để tuyên truyền, tạo đồng thuận trong Nhân dân

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã: cán bộ "thuộc bài" để tuyên truyền, tạo đồng thuận trong Nhân dân

Quận Hai Bà Trưng dự kiến sắp xếp, tổ chức thành 3 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Hai Bà Trưng dự kiến sắp xếp, tổ chức thành 3 đơn vị hành chính cơ sở

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Hai Bà Trưng đạt kết quả cao ngay trong ngày đầu lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp phường 

Quận Hai Bà Trưng đạt kết quả cao ngay trong ngày đầu lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp phường 

20 Apr, 08:18 AM

Kinhtedothi-Thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triển khai việc lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp ĐVHC cơ sở trên địa bàn, đến cuối chiều 19/4 đa số phường đạt tỷ lệ trên 50%, nhiều phường đạt kết quả cao.

Bình Thuận: từ vùng đất khô hạn vươn mình hồi sinh mạnh mẽ

Bình Thuận: từ vùng đất khô hạn vươn mình hồi sinh mạnh mẽ

19 Apr, 10:32 PM

Kinhtedothi - Tối 19/4/2025, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 -19/4/2025). Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các tỉnh thành, các đơn vị ban ngành, đoàn thể cùng Nhân dân tỉnh Bình Thuận tham dự.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ