Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quy định thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trong đó quy định thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh.

Cụ thể, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.

Ảnh minh họa.

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.

Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định nêu trên, cơ sở hướng dẫn thực hành xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.

Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.

Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau:

+ Người thực hành có văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và gửi kèm theo các tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu.

+ Căn cứ đề nghị của người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định việc bảo lưu, trường hợp không đồng ý bảo lưu người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

+ Trong thời gian 30 ngày sau khi hết thời gian bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị, tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.

Hà Nội: Đảm bảo vật tư y tế cho công tác khám chữa bệnh

Hà Nội: Đảm bảo vật tư y tế cho công tác khám chữa bệnh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi nỗ lực kiểm soát dịch tả lợn châu Phi

Quảng Ngãi nỗ lực kiểm soát dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 09:57 AM

Kinhtedothi- Dịch tả lợn châu Phi không chỉ đang bùng phát nhanh tại nhiều địa phương ở Quảng Ngãi mà còn được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ lan rộng trên toàn tỉnh.

Phú Thọ: 11 xã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, hơn 34 tấn lợn buộc phải tiêu hủy

Phú Thọ: 11 xã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, hơn 34 tấn lợn buộc phải tiêu hủy

13 Jul, 09:56 AM

Kinhtedothi - Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ) cho biết, từ ngày 1 đến 11/7, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 27 thôn thuộc 11 xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, khiến 538 con lợn với tổng trọng lượng hơn 34,5 tấn buộc phải tiêu hủy, hiện còn 8 ổ dịch chưa qua 21 ngày.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ