Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sơn La: đánh thức tiềm năng, xây dựng mô hình kinh tế xanh, bền vững

Kinhtedothi - Từ lợi thế đất đai, rừng và lòng hồ thủy điện, các địa phương của tỉnh Sơn La đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ. Những mô hình cây ăn quả, dược liệu, du lịch cộng đồng hay cá lồng trên lòng hồ… đang mở ra hướng đi bền vững, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân miền sơn cước.

Tạo đột phá từ nông nghiệp

Sau sáp nhập, xã Mường Chiên được thành lập trên cơ sở gộp 3 xã: Mường Chiên, Chiềng Khay và Cà Nàng. Với địa bàn rộng, dân cư đông, xã tập trung ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời rà soát tiềm năng đất đai, hiện trạng hạ tầng để đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp. Trọng tâm là khai thác hiệu quả đất đồi, mặt nước và bản sắc văn hóa để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, du lịch và dịch vụ.

Một trong những hướng đi chủ lực của xã là hỗ trợ nhân dân chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây dược liệu. Cùng với đó, xã vận động thành lập các hợp tác xã (HTX) liên kết sản xuất theo chuỗi, áp dụng VietGAP, bao tiêu sản phẩm.

Du khách trải nghiệm đảo Đà Giang, xã Mường Giôn. Ảnh: BSL

Hiện toàn xã có 6 HTX, với hơn 50 thành viên, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương, thu nhập bình quân đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, xã đang đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng gắn với bản sắc dân tộc, nghề truyền thống như thổ cẩm, mây tre đan và khu suối nước nóng bản Bon.

Tại bản Phiêng Bay, xã Mường Chiên, người dân đã mạnh dạn chuyển từ ngô, sắn sang trồng các loại cây có giá trị cao. Gia đình ông Tẩn Văn Pặt là một trong những hộ tiên phong chuyển đổi, với 4 ha xoài Đài Loan, mắc ca, 4 ha quế và 1 ha sa nhân dưới tán rừng, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm. Hiện cả bản đã có gần 100 ha trồng quế, 8 ha mắc ca, 5 ha cây ăn quả, gần 40 ha ruộng hai vụ, cùng đàn gia súc, gia cầm quy mô lớn. Trong 212 hộ dân, chỉ còn 10 hộ nghèo.

Toàn xã Mường Chiên hiện gieo trồng hơn 2.000 ha cây lương thực, gần 500 ha cây ăn quả, mắc ca, cà phê; quản lý, bảo vệ hơn 12.000 ha rừng; nuôi 122.000 con gia súc, gia cầm; khai thác gần 50 ha mặt nước để phát triển nghề nuôi cá lồng. Thu nhập bình quân đạt 45 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10%.

Phát triển đa dạng các loại hình

Tại xã Mường Giôn, địa phương mới hình thành trên cơ sở sáp nhập xã Mường Giôn và xã Pá Ma Pha Khinh, kinh tế - xã hội cũng đang có nhiều khởi sắc. Theo bà Lường Thị Duyên, Chủ tịch UBND xã, thu nhập bình quân đầu người đã đạt trên 45 triệu đồng/năm. Xã đang xác định tiềm năng phát triển cho từng khu vực: vùng Mường Giôn cũ tập trung trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc và rừng; vùng Pá Ma Pha Khinh phát triển thủy sản, du lịch lồng hồ.

Xã Mường Giôn tích cực lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Nhiều phong trào thi đua như “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”... thu hút đông đảo Nhân dân tham gia.

Hiện nông dân Mường Giôn đang canh tác 787 ha cây trồng trên nương, 528 ha cây ăn quả các loại, gần 400 ha quế và mắc ca, duy trì 200 lồng cá, nuôi gần 80.000 con gia súc, gia cầm. Tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn hơn 6%, không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Xã Mường Giôn hiện có 4 HTX về cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, địa phương đã thu hút được doanh nghiệp đầu tư du lịch vào hai điểm: Vịnh Uy Phong và đảo Đà Giang trên lòng hồ thủy điện Sơn La, mỗi năm đón 15.000 lượt khách, tạo thêm việc làm và phát triển dịch vụ.

Kinh tế khởi sắc, người dân Mường Giôn tích cực đóng góp công sức, tiền của, hiến đất để làm đường, xây dựng trường học, nhà văn hóa với tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng từ năm 2023 đến nay. Tỷ lệ đường ngõ bản được cứng hóa đạt gần 86%, 100% bản có nhà văn hóa.

Thời gian tới, các địa phương của tỉnh Sơn La tiếp tục định hướng phát triển kinh tế theo hướng nông lâm kết hợp, gắn với du lịch cộng đồng và sản xuất hàng hóa theo chuỗi. Đặc biệt, việc đẩy mạnh xây dựng HTX, liên kết với doanh nghiệp được xem là chìa khóa để đảm bảo đầu ra và nâng cao giá trị nông sản, hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững trên vùng đất mới sau sáp nhập.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vietbank: chiến lược nguồn nhân lực gắn với nơi làm việc lý tưởng

Vietbank: chiến lược nguồn nhân lực gắn với nơi làm việc lý tưởng

15 Jul, 06:02 PM

Kinhtedothi - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành xu hướng tất yếu, chính vì thế việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, bền vững luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong ngành Tài chính – Ngân hàng, góp phần định hình xu hướng phát triển của công nghệ và tạo ra môi trường làm việc hạnh phúc.

Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp

Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp

15 Jul, 03:57 PM

Kinhtedothi - Thanh toán không tiền mặt đã trở thành thói quen của đại đa số người dân và cả các doanh nghiệp. Không chỉ giúp việc giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, doanh nghiệp còn được hưởng lợi lớn từ những giao dịch này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ