Sự cố đường ống dẫn dầu ở Biển Bắc đẩy giá dầu tăng mạnh

Nguyễn Thu (Theo MarketWatch)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá dầu tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch chiều ngày 20/12, được hỗ trợ bởi dự đoán lượng dự trữ dầu thô của Mỹ giảm và việc hệ thống đường ống dẫn dầu tại Biển Bắc tiếp tục ngừng hoạt động.

Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở mức 57,73 USD/thùng, tăng 17 xu Mỹ, tương đương 0,3% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 63,91 USD/thùng, tăng 11 xu Mỹ, khoảng 0,17% so với phiên giao dịch trước đó.
Ngân hàng ANZ cho biết, thị trường "vàng đen" tiếp tục khởi sắc trong phiên này do dự đoán tồn kho dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm mạnh.
Ngân hàng ANZ cho biết giá dầu đi lên trong phiên này do dự đoán tồn kho dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm mạnh.
Số liệu định kỳ về nguồn cung dầu thô tại Mỹ sẽ được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố vào cuối ngày 20/12 và giới chuyên gia dự kiến đây sẽ là tuần giảm thứ 5 liên tiếp của kho dự trữ dầu tại Mỹ.
Các chuyên gia phân tích cho rằng việc đường ống dẫn dầu Biển Bắc vẫn phải ngừng hoạt động cũng giúp hỗ trợ các hợp đồng dầu thô tương lai.
Ineos, nhà điều hành đường ống dẫn dầu Forties cho biết, họ sẽ phải ngừng hoạt động để khắc phục sự cố đường ống bị nứt có thể kéo dài từ 2-4 tuần. Hệ thống đường ống dẫn dầu Forties, vốn vận chuyển 40% sản lượng dầu và khí đốt của Anh tại khu vực Biển Bắc, với công suất hiện vào khoảng 450.000 thùng/ngày.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng lưu ý giá dầu có thể tiếp tục dao động trong mùa lễ hội nếu dữ liệu về dự trữ dầu tại Mỹ của EIA không làm thị trường bất ngờ.
Các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của tờ The Wall Street Journal của Mỹ dự báo dự trữ dầu nội địa sụt 3,2 triệu thùng trong tuần trước, trong khi dự trữ xăng tăng 1,1 triệu thùng còn dự trữ các sản phẩm chưng cất giảm 500.000 thùng.
Tuy nhiên, sản lượng dầu của Mỹ liên tục gia tăng đang ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực kiềm chế nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng 16% kể từ giữa năm 2016, lên 9,8 triệu triệu thùng/ngày, áp sát mức sản lượng của hai nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới là Nga và Ả Rập Saudi, hiện lần lượt ở mức khoảng 11 triệu thùng/ngày và 10 triệu thùng/ngày.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần