Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tái thiết Ukraine sẽ dùng tài sản tài phiệt Nga?

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ủy ban châu Âu đang xem xét các tài sản của Nga đã bị đóng băng để đưa ra dự luật tái thiết Ukraine trong tương lai, ngay cả khi vẫn chưa rõ bên nào cuối cùng sẽ thắng.

Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu được cho là đang xem xét sử dụng số tài sản bị đóng băng của Nga, bao gồm cả từ các nhà tài phiệt Nga, để giúp tái thiết Ukraine.

Vấn đề công lý

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Strasbourg, Pháp, hôm 6/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, họ xém xét một "khuôn khổ pháp lý" cho phép sử dụng tài sản từ Nga và các nhà tài phiệt để tái thiết Ukraine, theo UkrInform.

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho việc tái thiết Ukraine là nhiệm vụ không chỉ của riêng quốc gia nào. Ảnh: AFP
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho việc tái thiết Ukraine là nhiệm vụ không chỉ của riêng quốc gia nào. Ảnh: AFP

“Tôi nghĩ việc này còn là vấn đề công lý", Chủ tịch EC nói. 

Mặc dù Ukraine đã tiếp tục chiến đấu chống lại Nga kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin tiến hành một cuộc tấn công vào cuối tháng 2, đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh đã bị thiệt hại đáng kể.

Hội đồng thành phố ở Mariupol, nơi đã chứng kiến ​​các cuộc giao tranh ác liệt trước khi Nga tuyên bố rằng họ đã bị chiếm đóng hoàn toàn, cho biết ước tính sơ bộ cho thấy các nỗ lực tái thiết có thể tiêu tốn 10 tỷ USD cho riêng thành phố đó.

Giờ đây, Ủy ban châu Âu đang xem xét các tài sản của Nga đã bị đóng băng  để đưa ra dự luật tái thiết trong tương lai, ngay cả khi vẫn chưa rõ bên nào cuối cùng sẽ thắng.

Bà Von der Leyen đề cập đến Hội nghị quốc tế về tái thiết Ukraine gần đây ở Lugano, Thụy Sĩ, đã chứng kiến ​​hơn 40 quốc gia ký kết để giúp hỗ trợ phục hồi Ukraine.

Tại Hội nghị, Ukraine cho biết, sẽ tiêu tốn khoảng 750 tỷ USD để tái thiết đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh, một nhiệm vụ mà Tổng thống Volodymyr Zelensky cho là nhiệm vụ chung của thế giới. 

"Tái thiết Ukraine không phải là nhiệm vụ cục bộ của một quốc gia riêng lẻ", Zelensky chia sẻ trong bài phát biểu trực tiếp. Ông nói: “Đó là nhiệm vụ chung của toàn thế giới dân chủ, đồng thời nhấn mạnh rằng“ việc tái thiết Ukraine là đóng góp lớn nhất cho việc ủng hộ hòa bình toàn cầu ”.

"Hãy đầu tư vào Ukraine!"

Hội nghị kéo dài hai ngày, được tổ chức trong điều kiện an ninh chặt chẽ tại thành phố Lugano, miền nam Thụy Sĩ ban đầu dự kiến thảo luận về các cải cách ở Ukraine trước khi chuyển hướng sang tập trung vào tái thiết.

Thủ tướng Denys Shmyhal đưa ra kế hoạch tái thiết theo từng giai đoạn của chính phủ, tập trung đầu tiên vào nhu cầu tức thời của những thành phần bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, tiếp theo là tài trợ cho hàng nghìn dự án tái thiết dài hạn nhằm biến Ukraine trở thành một quốc  gia châu Âu xanh và kỹ thuật số.

Mặc một chiếc áo phông đen bó sát, phó thủ tướng Mykhailo Fedorov - phụ trách chuyển đổi kỹ thuật số, đã có một bài thuyết trình gợi nhớ đến nhà sáng lập Apple Steve Jobs về cách thức Ukraine trở thành một quốc gia kỹ thuật số hoàn toàn.

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Đức Galushchenko đã hình dung ra một sự chuyển đổi xanh nhanh chóng và cho biết Ukraine đang tìm cách tăng năng lực xuất khẩu để giúp chống lại tác động của việc châu Âu bị cắt giảm khả năng tiếp cận năng lượng của Nga.