Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Tạo đà phát triển vượt bậc

Kinhtedothi - Trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện một quy hoạch tầm cỡ, tích hợp đa lĩnh vực, đa ngành nghề… tạo tiền đề để xây dựng đất nước phát triển vượt bậc, bền vững.

Nghị quyết gồm 15 điều, trong đó đặt ra mục tiêu giai đoạn 2031 - 2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 6,5 - 7,5%/năm. Đến năm 2050, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 27.000 - 32.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2050 đạt 70 - 75%. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt từ 0,8 trở lên, đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Trong đó, ở giai đoạn đầu, từ 2021 – 2030, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Riêng về mục tiêu phát huy lợi thế của từng vùng kinh tế - xã hội của vùng, Nghị quyết tập trung phát triển hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với hai cực tăng trưởng là Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hành lang kinh tế Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Mộc Bài - TP Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào phát triển chung của đất nước.

Điểm đáng chú ý của Nghị quyết này nhấn mạnh mục tiêu phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, năng động, sáng tạo, dẫn dắt; đầu tàu trong khoa học, công nghệ; trung tâm giao dịch quốc tế, dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế, tài chính, ngân hàng chất lượng cao; đầu mối giao thông quan trọng của khu vực và quốc tế.

Trong đó, tập trung xây dựng hạ tầng đô thị hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông, kết nối đồng bộ, hiện đại, bao gồm các trục từ Hà Nội kết nối với các đô thị lớn của vùng, các đường Vành đai 4, Vành đai 5 Thủ đô Hà Nội và các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt vành đai phía Đông Thủ đô, thúc đẩy liên kết và lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội cho cả khu vực phía Bắc. Cùng với đó, hình thành các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ dọc theo các đường Vành đai 4, Vành đai 5 Thủ đô Hà Nội…

Có thể nói, với những định hướng lớn của Quy hoạch tổng thể quốc gia như: Phát triển và phân bố không gian các ngành, lĩnh vực; Hình thành các vùng động lực quốc gia; Xây dựng hệ thống đô thị thông minh; phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại; Bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên; Quy hoạch cũng đề ra các giải pháp về phát triển khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường và tăng cường hợp tác quốc tế… sẽ tạo lập sự phát triển hài hòa các vùng của cả nước kết nối rành mạch trong chuỗi phát triển chung.

Nhưng để hiện thực hóa, không ít chuyên gia cho rằng, vấn đề nguồn lực cả con người và tài chính rất cần có giải pháp kỹ lưỡng mới đảm bảo tính khả thi cao. Việc nhìn nhận đúng nguồn lực thực tế sẽ giúp vận dụng linh hoạt hơn trong việc triển khai, tránh gây lãng phí…

Dù có những ý kiến nêu rõ việc thực hiện triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia là một nhiệm vụ không dễ dàng, phức tạp, bởi chưa từng có tiền lệ nhưng với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, của Nhân dân cả nước sẽ tạo cơ hội để hiện thực hóa khát vọng, định hướng lớn về xây dựng đất nước hùng cường.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hướng quy hoạch báo chí theo vùng

Đại biểu Quốc hội đề xuất hướng quy hoạch báo chí theo vùng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ký ức không quên của “mũi trưởng” tấn công vào Đài ra-đa Phú Lâm

Ký ức không quên của “mũi trưởng” tấn công vào Đài ra-đa Phú Lâm

01 May, 05:03 AM

Kinhtedothi - Tiểu đoàn 13 là một trong những mũi tấn công làm nên chiến thắng của trận Đài ra-đa Phú Lâm - căn cứ thông tin quan trọng bậc nhất của Đế quốc Mỹ tại miền Nam. Trong ký ức của ông Lê Thanh Giản, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn 13, cảm xúc vẫn vẹn nguyên như ngày nào dù 50 năm đã trôi qua.

Khẩn trương trên cơ sở kỹ lưỡng

Khẩn trương trên cơ sở kỹ lưỡng

29 Apr, 12:52 PM

Kinhtedothi - Công việc liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để hình thành đơn vị hành chính cơ sở có quy mô lớn, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được các cấp, ngành gấp rút triển khai theo đúng lộ trình, mục tiêu.

Sát hạch để “vì việc tìm người”

Sát hạch để “vì việc tìm người”

27 Apr, 06:32 AM

Kinhtedothi - Tại Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sát hạch công chức nhằm bố trí người lao động vào các vị trí việc làm phù hợp với năng lực và trình độ. Đề xuất này thể hiện một bước tiến lớn trong tư duy quản lý hành chính và nếu các giải pháp sát hạch được thực hiện hiệu quả, phù hợp, bảo đảm thực chất, sẽ góp phần khắc phục được sự trì trệ trong giải quyết công việc của một bộ phận.

Yêu cầu cấp thiết từ người tiêu dùng

Yêu cầu cấp thiết từ người tiêu dùng

24 Apr, 06:20 AM

Kinhtedothi - Bộ Y tế và Bộ Công an vừa họp bàn xem xét tăng chế tài xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm. Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, hai bộ dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới về công tác này. Không ít người dân bày tỏ sự đồng tình với đề xuất tăng nặng mức xử phạt. Song cùng với đó là yêu cầu cấp thiết về hoàn thiện cơ chế quản lý.

Nên là quy định tự nguyện

Nên là quy định tự nguyện

23 Apr, 05:05 AM

Kinhtedothi - Dư luận đang quan tâm việc Bộ Nội vụ đề xuất tham khảo kinh nghiệm các quốc gia về nghỉ hưu trước tuổi và kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 70 với một số lĩnh vực, khi xây dựng Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Đây cũng không phải lần đầu tiên vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu với một số lĩnh vực được bàn tới, tuy nhiên có lẽ không chỉ đơn thuần là đề xuất về một quy định hành chính, mà còn rất nhiều vấn đề cần cân nhắc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ