Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Yêu cầu cấp thiết từ người tiêu dùng

Kinhtedothi - Bộ Y tế và Bộ Công an vừa họp bàn xem xét tăng chế tài xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm. Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, hai bộ dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới về công tác này. Không ít người dân bày tỏ sự đồng tình với đề xuất tăng nặng mức xử phạt. Song cùng với đó là yêu cầu cấp thiết về hoàn thiện cơ chế quản lý.

Hiện nay, chế tài xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm đã được quy định khá đầy đủ. Cụ thể, mức phạt lên tới 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm, cùng với các hình thức xử phạt khác như buộc tiêu hủy thực phẩm, rút giấy phép kinh doanh, hay chi trả chi phí khắc phục hậu quả. Đối với các hành vi nghiêm trọng như sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, khung hình phạt trong Bộ luật Hình sự có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Tuy nhiên, những vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp cho thấy bên cạnh việc một số tổ chức, cá nhân vì ham lợi vẫn bất chấp vi phạm thì một trong những nguyên nhân chính là sự thiếu kiểm tra, giám sát, công tác quản lý vẫn còn chồng chéo của các cơ quan chức năng. Gần đây nhất là vụ sản phẩm kẹo rau củ Kera từng được quảng bá rầm rộ bởi Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục và Hoa hậu Thùy Tiên; vụ việc đường dây sản xuất sữa với 573 loại sữa bột giả dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai tại tỉnh Hải Dương; hoặc như vụ việc sản xuất cà phê bột giả... đang khiến dư luận bức xúc khi bị xác định có dấu hiệu hàng giả, lừa dối khách hàng.

Vụ phát hiện gần 600 nhãn hiệu sữa giả mới đây nhất đã làm lộ rõ những lỗ hổng trong công tác quản lý và kiểm soát chất lượng, khi các cơ quan chức năng đùn đẩy trách nhiệm. Thực tế trách nhiệm trải dài từ Bộ Y tế – nơi cấp phép cho các sản phẩm thực phẩm chức năng nhưng thiếu hậu kiểm; đến Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch (trước là Bộ TT&TT) – đơn vị giám sát nội dung quảng cáo nhưng để các công dụng bị “thần thánh hoá”; và cả Bộ Công Thương – nơi phụ trách quản lý thị trường nhưng chưa phát huy hiệu quả kiểm tra, giám sát khi sản phẩm đã lưu hành. Tuy nhiên, sự thiếu phối hợp, thiếu văn bản quy phạm rõ ràng giữa các bộ ngành đã tạo ra “vùng xám” trong quản lý – nơi các sản phẩm kém chất lượng vẫn được lưu hành. Một số bộ đẩy trách nhiệm về địa phương, địa phương lại “làm theo hướng dẫn”, còn người dân thì tiếp tục trở thành nạn nhân của những vi phạm an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái đang ngày một tinh vi hơn.

Từ thực tế trên có thể thấy, mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện các quy định, quy trình quản lý song cấp thiết phải dẹp bỏ cơ chế “một mâm cơm, bốn, năm bộ quản lý”. Không dừng lại ở việc tăng mức xử phạt hành chính, người dân còn mong muốn các quy định pháp luật cần nghiêm khắc hơn nữa đối với những trường hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, phân định rõ quyền – trách nhiệm và thiết lập lại kỷ cương thị trường tiêu dùng, trước khi những vụ việc như thế này tiếp tục lặp lại với quy mô lớn hơn.

Cùng với đó, bên cạnh việc sớm sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, các bộ, ngành liên quan cũng cần xây dựng phần mềm ứng dụng số hóa trong quản lý việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, chất lượng cung cấp của từng cơ sở. Việc này sẽ tạo thuận lợi cho cả người mua lẫn việc truy xuất nguồn gốc, cũng như trong xử lí sai phạm. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết của rất nhiều người tiêu dùng hiện nay.

Bộ Y tế khuyến cáo khi mua và dùng thực phẩm chức năng

Bộ Y tế khuyến cáo khi mua và dùng thực phẩm chức năng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nên là quy định tự nguyện

Nên là quy định tự nguyện

23 Apr, 05:05 AM

Kinhtedothi - Dư luận đang quan tâm việc Bộ Nội vụ đề xuất tham khảo kinh nghiệm các quốc gia về nghỉ hưu trước tuổi và kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 70 với một số lĩnh vực, khi xây dựng Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Đây cũng không phải lần đầu tiên vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu với một số lĩnh vực được bàn tới, tuy nhiên có lẽ không chỉ đơn thuần là đề xuất về một quy định hành chính, mà còn rất nhiều vấn đề cần cân nhắc.

Mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh

Mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh

22 Apr, 06:05 AM

Kinhtedothi - Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định, kinh tế tư nhân là đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, phải coi phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều mục tiêu đặt ra về phát triển kinh tế tư nhân chưa đạt được như kỳ vọng, từ số lượng DN, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, đến đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Không chỉ là một danh xưng

Không chỉ là một danh xưng

21 Apr, 05:35 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua, các địa phương trong cả nước đang khẩn trương công bố dự kiến các phương án về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo lộ trình, để lấy ý kiến Nhân dân. Trong đó, cùng với số lượng cấp xã mới dự kiến hình thành sau sắp xếp, tên gọi của các đơn vị hành chính cơ sở mới cũng là vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Tăng nhưng chưa vội mừng

Tăng nhưng chưa vội mừng

18 Apr, 06:40 AM

Kinhtedothi - Mặc dù thu thuế thương mại điện tử (TMĐT) liên tục tăng theo các năm, nhưng cũng chưa vội mừng, bởi số thu thực tế chưa tương xứng với tiềm năng. Bởi vậy, để thu thuế từ TMĐT tăng trưởng bền vững, đảm bảo thu đúng, thu đủ, cần những giải pháp đồng bộ.

Bước chuyển mạnh trong tư duy

Bước chuyển mạnh trong tư duy

17 Apr, 06:34 AM

“Không biết thì không quản”, câu nói ngắn gọn của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 mới đây hàm chứa tư duy pháp lý mới mẻ và tầm nhìn chiến lược, mở ra hướng tiếp cận linh hoạt hơn trong công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Điều đó được đánh giá là bước chuyển mạnh mẽ từ tư duy “không quản được thì cấm” sang “không biết thì không quản”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ