Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tàu đường sắt của Nhật Bản chạy bằng năng lượng tái tạo

Kinhtedothi - Từ 1/4, Công ty đường sắt hàng đầu Nhật Bản Tokyu Railway chỉ sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo khác để cung cấp năng lượng cho hoạt động vận hành xe lửa của mình.

Từ ngày 1/4, các chuyến tàu của công ty đường sắt Tokyu chạy qua Shibuya và các ga khác đã được chuyển sang chạy bằng năng nượng mặt trời hoặc các nguồn năng lượng tái tạo khác.

Điều này có nghĩa là lượng khí thải carbon dioxide của mạng lưới đường sắt trải dài bảy tuyến tàu hỏa và một tuyến xe điện của Tokyu hiện ở mức 0. Thậm chí các máy bán đồ uống tự động, màn hình camera an ninh và hệ thống chiếu sáng tại các tuyến đường sắt này đều sử dụng năng lượng xanh.

Tokyu là công ty đường sắt đầu tiên ở Nhật Bản đạt được mục tiêu khí thải carbon dioxide bằng 0, mức giảm khí thải của công ty này tương đương với lượng khí thải trung bình hàng năm của 56.000 hộ gia đình Nhật Bản.

Từ ngày 1/4, lượng khí thải carbon dioxide bằng 0 đối với các chuyến tàu của Tokyu. Ảnh: AP

Theo Công ty Điện lực Tokyo, các nguồn năng lượng tái tạo để vận hành tàu Tokyu bao gồm thủy điện, địa nhiệt, năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Công nghệ đang được sử dụng của Tokyu tạo ra sự thân thiện với môi trường và góp phần thúc đẩy năng lượng sạch. Mạng lưới tàu của Tokyu kéo dài hơn 100km, phục vụ 2,2 triệu người mỗi ngày bao gồm công nhân, nhân viên văn phòng và học sinh.

Nhật Bản hiện là quốc gia phát thải carbon lớn thứ 6 trên thế giới và đang đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Tokyu đã phải trả tiền cho Công ty Điện lực Tokyo để có chứng nhận xác thực việc sử dụng năng lượng tái tạo ngay cả khi Nhật Bản vẫn tiếp tục sử dụng than và các nhiên liệu hóa thạch khác.

Theo Viện Chính sách Năng lượng Bền vững, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận độc lập có trụ sở tại Tokyo, chỉ khoảng 20% lượng điện của Nhật Bản đến từ các nguồn năng lượng tái tạo, thua xa 84% của New Zealand. Thậm chí New Zealand còn kỳ vọng đạt được mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2035.

Kể từ sau thảm họa hạt nhân ở Fukushima năm 2011, ba lò phản ứng hạt nhân bị phá hủy do động đất và song thần, Nhật Bản đã đóng cửa hầu hết các nhà máy hạt nhân và tăng cường sử dụng các nhà máy nhiệt điện than. Quốc gia này đặt mục tiêu sử dụng 36-38% năng lượng đến từ các nguồn tái tạo vào năm 2030, đồng thời cắt giảm việc sử dụng các nguồn năng lượng tạo khí thải.

Nguy cơ lạm phát toàn cầu vì Trung Quốc

Nguy cơ lạm phát toàn cầu vì Trung Quốc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ