Kinhtedothi - Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất và bao bì thực phẩm.
Giá kẹo cao su tăng cao nhất trong các mặt hàng thực phẩm sau nhiều lệnh trừng phạt. Nguồn: RT
Kẹo cao su hiện đứng đầu danh sách mặt hàng thực phẩm có giá bán lẻ tăng mạnh nhất ở Nga trong năm qua, theo cơ quan Thống kê quốc gia Liên Bang Nga (Rosstat).
Rosstat cho biết giá trung bình của một gói kẹo cao su trong tháng 3/2023 là 39 rúp (0,47 USD), tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng cao nhất trong thập kỷ qua, tiếp đến là bơ thực vật, dưa chuột và kem.
Theo nhiều đại diện của ngành này, giá kẹo cao su tăng do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, khiến việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất kẹo và vật liệu đóng gói bị hạn chế trong khi nguồn cung trong nước không thể bù đắp thiếu hụt.
Hiện kẹo cao su ở Nga được sản xuất bởi các công ty lớn như Wrigley - công ty con của Mars (Mỹ), Mondelez (Mỹ) và Perfetti Van Melle (Hà Lan-Ý).
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, Mars tuyên bố sẽ thu hẹp quy mô hoạt động ở Nga và chỉ tập trung vào nhu cầu thiết yếu của người dân. Hiện công ty này đã tạm dừng việc nhập khẩu vào Nga.
Mondelez cũng giảm quy mô đối với tất cả các hoạt động không thiết yếu và ngừng đầu tư vào Nga, tuy nhiên hãng vẫn tiếp tục cung cấp thực phẩm tại quốc gia này. Trong khi đó, Perfetti Van Melle không tiết lộ bất cứ kế hoạch hoạt động gì cho truyền thông.
Kinhtedothi - Mỹ và các nước đồng minh phương Tây đang áp đặt lệnh cấm vận mới đối với phần lớn các mặt hàng xuất khẩu sang Nga trong nỗ lực gia tăng sức ép kinh tế lên Moscow.
Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.
Kinhtedothi - Chứng khoán Mỹ bị bán tháo trong phiên ngày 21/4 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường gây áp lực đến Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, khiến các nhà đầu tư lo lắng về tính độc lập của ngân hàng trung ương.
Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.
Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên ngày 17/4 sau khi Tổng thống Donald Trump lên tiếng kêu gọi "sa thải" Chủ tịch Fed Jerome Powell vì không cắt giảm lãi suất đủ nhanh.