Lạm phát vẫn ở mức cao trong khi tăng trưởng của tiền lương danh nghĩa chậm lại, bất chấp việc đây đã là tháng thứ 11 tăng liên tiếp chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Trì trệ trong phục hồi tiền lương vẫn là vấn đề nhức nhối mà Nhật Bản phải giải quyết, nhất là khi chi phí sinh hoạt ngày càng tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ gia đình và người tiêu dùng.
Trong tuần này, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã kêu gọi các công ty đẩy nhanh việc tăng lương vượt quá tỷ lệ lạm phát để ngăn chặn tình trạng đình lạm – nền kinh tế đình trệ do lạm phát cao.
Theo Bộ Lao động, tiền lương thực tế được điều chỉnh theo lạm phát đã giảm 3,8% trong tháng 11 so với một năm trước đó.
Đây được xem là tốc độ giảm nhanh nhất kể từ mức giảm 4,1% vào tháng 5/2014. Không chỉ vậy, tiền lương thực tế đã ở mức âm tháng thứ tám liên tiếp do lạm phát ngày càng cao.
Chỉ số giá tiêu dùng mà cơ quan sử dụng để tính lương thực tế, bao gồm thực phẩm tươi sống nhưng không tính tiền thuê nhà của chủ sở hữu, đã tăng 4,5% trong tháng 11 so với một năm trước đó. Đây cũng là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 6/1981.
Tổng thu nhập tiền mặt danh nghĩa đã tăng 0,5% trong tháng 11, nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với mức tăng 1,4% trong tháng 10, dẫn đến sự sụt giảm trong các khoản thanh toán đặc biệt như tiền thưởng.
Các khoản thanh toán đặc biệt đã giảm 19,2% trong tháng 11, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 1/2021.
Dữ liệu cho thấy các khoản thanh toán đặc biệt của các ngành như vận tải và bán sỉ đã ghi nhận mức giảm hai con số.
Công ty Nhật Bản thường trả tiền thưởng vào mùa hè, còn mùa đông không ổn định do những thay đổi về lợi nhuận và tình trạng của nền kinh tế. Điều đó càng khiến người lao động khó khăn hơn.