Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội cơ bản được kiểm soát

Kinhtedothi - Chiều 6/5, báo cáo tại Hội nghị thông tin chuyên đề của Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nôi, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, tình hình dịch bệnh của TP trong 4 tháng đầu năm 2025 cơ bản được kiểm soát.

Mắc bệnh sởi chủ yếu ở người chưa tiêm chủng

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương, trong 4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội chưa ghi nhận các trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm mới như cúm A/H5N1, Mers-CoV, chưa ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh Dại. Các dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, ho gà ghi nhận số mắc thấp hơn so với cùng kỳ năm trước; số mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng theo chu kỳ dịch hàng năm nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nôi Nguyễn Huy Cường chủ trì Hội nghị.

Riêng bệnh sởi số ca mắc có xu hướng gia tăng nhanh từ giai đoạn sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tuy nhiên, hiện nay số mắc đã có xu hướng chững lại và bắt đầu có xu hướng giảm nhẹ.

Tính đến hết ngày 25/4/2025, toàn TP ghi nhận 2.074 trường hợp mắc sởi, 1 trường hợp tử vong. Bệnh nhân phân bố tại tất cả các quận, huyện, thị xã nhưng tập trung chủ yếu ở các quận nội thành (chiếm 65,3%), một số đơn vị ghi nhận số mắc cao như quận Hoàng Mai (247), quận Nam Từ Liêm (235), quận Hà Đông (155), quận Đống Đa (116), huyện Thanh Trì (111). Hầu hết các trường hợp mắc bệnh chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh (chiếm 91%).

Nhận định tình hình bệnh sởi, Sở Y tế cho biết số ca mắc bắt đầu có xu hướng chững lại và giảm nhẹ, các trường hợp mắc chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.

Dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc sởi, tuy nhiên số ca mắc sẽ giảm dần và thấp hơn so với giai đoạn 4 tháng đầu năm; có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp tử vong liên quan bệnh sởi trên nhóm đối tượng nguy cơ như: người chưa được tiêm chủng, người có bệnh lý nền kèm theo.

Bệnh tay chân miệng đã ghi nhận 1.506 trường hợp mắc, chưa ghi nhận tử vong; số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2024 (948 mắc, 0 tử vong). Bệnh nhân phân bố rải rác tại 30 quận, huyện, thị xã, trong đó chủ yếu ở nhóm trẻ từ 3 tuổi trở xuống (95%); đã ghi nhận một số ổ dịch tại trường mầm non và cộng đồng, chưa ghi nhận ổ dịch phức tạp.

Theo nhận định của ngành y tế, số ca mắc bệnh tay chân miệng gia tăng theo chu kỳ dịch hàng năm, trong thời gian tới số mắc có thể gia tăng nhanh và đạt đỉnh vào tháng 5 sau đó giảm dần (đỉnh dịch vào tháng 4-5 hàng năm). Có thể ghi nhận thêm các ổ dịch trong trường mầm non, mẫu giáo nếu công tác vệ sinh khử khuẩn chủ động không được thực hiện tốt.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, hiện tại số ca mắc đang được kiểm soát tốt, tuy nhiên trong thời gian tới có thể gia tăng do bắt đầu bước vào mùa dịch sốt xuất huyết hàng năm (từ tháng 6 đến tháng 12).

Đối với các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, dự báo của Sở Y tế cho thấy có thể ghi nhận các trường hợp mắc dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như cúm A/H5N1 và bệnh dại nếu người dân không chủ động thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương báo cáo tại Hội nghị.

Thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm để phòng chống dịch bệnh

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương, trong thời gian tới, TP Hà Nội xác định một số nhiệm vụ trọng tâm để phòng chống dịch bệnh như, tiếp tục rà soát và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine sởi cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng thường xuyên và trẻ em thuộc đối tượng tiêm chủng chiến dịch, đảm bảo đạt tiến độ theo yêu cầu đề ra.

Tiếp tục thực hiện tốt việc cấp cứu, khám sàng lọc, thu dung, phân luồng cách ly bệnh nhân; phát hiện sớm và điều trị kịp thời ca mắc sởi, giảm tối đa số trường hợp biến chứng nặng và tử vong do sởi. Tăng cường công tác phối hợp ngành y tế - giáo dục để phòng chống các dịch bệnh trong trường học. Tổ chức rà soát tiền sử tiêm chủng của trẻ em khi nhập học mầm non, mẫu giáo (2 tuổi) và khi nhập học lớp 1 (6 tuổi), để tiêm chủng bổ sung cho trẻ còn thiếu trước khi nhập học. Khi có trường hợp mắc bệnh tại các trường học thì tổ chức rà soát việc tiêm chủng của trẻ để tiêm chủng cho trẻ còn chưa được tiêm để phòng bệnh kịp thời.

Tăng cường các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức để người dân không chủ quan và chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế.

Tổ chức hoạt động tiêm chủng mở rộng hàng tháng đảm bảo an toàn, hiệu quả: rà soát tiền sử tiêm chủng để mời đi tiêm bổ sung càng sớm càng tốt. Các đơn vị tiêm chủng thuộc bệnh viện tăng cường tiêm cho những đối tượng có chỉ định tiêm chủng, đặc biệt những đối tượng cần thực hiện mũi tiêm tại bệnh viện.

Đối với hoạt động phòng chống sốt xuất huyết, dự báo năm 2025, tình hình sốt xuất huyết sẽ diễn biến phức tạp, vì vậy cần thực hiện tốt các hoạt động chủ động phòng bệnh trước mùa dịch. Tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy, thả cá, phun hóa chất chủ động phòng bệnh tại các xã, phường trọng điểm, nhiều bệnh nhân hàng năm.

Tăng cường công tác phối hợp liên ngành y tế - thú y để triển khai hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn gia cầm, động vật để không lây lan dịch bệnh trên người.

Chính sách phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi phải thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo

Chính sách phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi phải thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sẽ tiến hành khởi tố vụ án tại Vĩnh Long nếu đủ căn cứ

Sẽ tiến hành khởi tố vụ án tại Vĩnh Long nếu đủ căn cứ

06 May, 05:19 PM

Kinhtedothi - Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/5, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã trả lời thông tin liên quan đến vụ tai nạn giao thông ở huyện Trà Ôn, Vĩnh Long sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Bộ Công an có quyết định khởi tố lại và tiến độ điều tra ra sao.

Luật đầu tiên khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ cho khu vực kinh tế tư nhân

Luật đầu tiên khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ cho khu vực kinh tế tư nhân

06 May, 05:14 PM

Kinhtedothi - Chiều 6/5, phát biểu thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao nội dung Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, với nhiều điểm mới, tiến bộ, với các quy định khơi thông tiềm năng cho khu vực kinh tế tư nhân; mở ra cơ hội thu hút nghiên cứu sinh nghiên cứu khoa học...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ