Kinhtedothi - Chính quyền Bắc Kinh cho biết sẽ đẩy mạnh hỗ trợ việc ứng dụng các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) và thúc đẩy đầu tư vốn mạo hiểm, với mục tiêu đạt được những đột phá công nghệ mới và tăng cường khả năng tự chủ trong lĩnh vực này.
Những kế hoạch này được nêu trong một tài liệu của chính phủ, chuẩn bị cho cuộc họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), cơ quan lập pháp của Trung Quốc.
Theo báo cáo, Trung Quốc mong muốn thúc đẩy các “ngành công nghiệp tương lai,” bao gồm sản xuất sinh học, công nghệ lượng tử, AI tạo sinh và công nghệ 6G. Để hiện thực hóa tham vọng này, nước này sẽ thử nghiệm các mô hình mới dành cho các phòng thí nghiệm quốc gia, đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ và trao "trách nhiệm quan trọng" cho các nhà khoa học và kỹ sư trẻ.
Các tác phẩm được trưng bày tại Đại hội Trí tuệ Thế giới ở Thiên Tân, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 20/5. Ảnh: Xinhua
Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ khuyến khích việc đẩy mạnh ứng dụng các mô hình AI quy mô lớn, phát triển các thiết bị đầu cuối thông minh thế hệ tiếp theo và các hệ thống sản xuất tiên tiến.
Đây là lần đầu tiên kế hoạch phát triển các mô hình AI được đưa vào báo cáo công việc chính thức của chính phủ, phản ánh sự quan tâm ngày càng lớn đối với lĩnh vực này, đặc biệt sau khi công ty khởi nghiệp AI DeepSeek của Trung Quốc thu hút sự chú ý toàn cầu.
Báo cáo nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho đổi mới, khuyến khích sự khám phá và chấp nhận những rủi ro trong nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đặt ra mục tiêu cải thiện các hệ thống dữ liệu cơ bản nhanh chóng và thúc đẩy dòng dữ liệu xuyên biên giới.
Kinhtedothi - Trung Quốc đang đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia Ả Rập, cải thiện quan hệ với Israel, sau khi nước này phản đối kế hoạch của Mỹ về việc tái định cư người Palestine tại Gaza.
Kinhtedothi - AI mang đến cơ hội cải thiện y tế, dịch vụ công và nghiên cứu cho "quốc gia tỷ dân", nhưng cũng đặt ra thách thức như bảo mật dữ liệu, trách nhiệm pháp lý, nguy cơ mất việc làm và sự phụ thuộc vào công nghệ.
Kinhtedothi - Chính sách thương mại mới của ông Donald Trump đang làm thay đổi đáng kể cục diện chính trị cánh hữu ở châu Âu, buộc nhiều đảng phái và lãnh đạo phải điều chỉnh cách tiếp cận trước những áp lực kinh tế ngày càng gia tăng.
Kinhtedothi - Nhật Bản đang chìm trong một cuộc khủng hoảng chưa từng có, khi giá gạo tăng chóng mặt do nguồn cung khan hiếm, khiến nước này phải đối mặt với một tương lai bất định về an ninh lương thực.
Kinhtedothi – Ngày 26/4, tại Khánh Hòa, hơn 60 kiều bào từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tới thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trên “Chuyến tàu Đại đoàn kết”.
Kinhtedothi - Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran đã bước vào giai đoạn mới với vòng thảo luận thứ ba kéo dài nhiều giờ tại Muscat (Oman) ngày 26/4, được cả hai bên đánh giá là "tích cực, nghiêm túc".
Kinhtedothi - Đặt mục tiêu tự chủ công nghệ và dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc đang tăng tốc huy động toàn bộ nguồn lực nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn chiến lược và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng quyết liệt.