Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Vàng đen” vẫn rớt giá do thị trường dư cung

Nguyễn Xuân (Theo AFP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong phiên giao dịch ngày 30/5, dầu thô tiếp tục mất giá do hoạt động khai thác dầu của Mỹ tăng mạnh hơn, làm suy yếu nỗ lực cắt giảm sản lượng khai thác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Giá dầu Brent giảm 19 cent xuống còn 51,89 USD/thùng. Cùng lúc, giá dầu WTI cũng giảm 20 cent xuống còn 49,60 USD/thùng.
Trong ngày 30/5, mặc dù nhận được sự hỗ trợ tích cực từ việc Mỹ bắt đầu khởi động mùa du lịch Hè 2017, song đến cuối phiên giá dầu vẫn giảm nhẹ. Mùa du lịch của Mỹ thường được đánh dấu từ Ngày Tưởng niệm hàng năm (năm nay đúng vào ngày 29/5).
 Giá dầu thế giới chưa phục hồi do thị trường vẫn lo ngại về việc gia tăng hoạt động khai thác dầu đá phiến ở Mỹ.
Các nước  trong và ngoài OPEC tuần trước đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày được ký kết vào cuối năm ngoái đến hết quý I/2018.
Tuy nhiên, quyết định chỉ kéo dài thời hạn thỏa thuận mà không nâng mức hạn định cắt giảm của OPEC khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng. Một số chuyên gia dự báo mức tuân thủ hiệp định cắt giảm của các nước tham gia sẽ không cao như thời kỳ thỏa thuận mới có hiệu lực.
Trên thị trường dầu toàn cầu, mặc dù các thành viên OPEC và các quốc gia xuất khẩu dầu chủ chốt khác tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác nhưng giá dầu vẫn không thể vượt quá 50 USD/thùng.
Giới phân tích vẫn còn hoài nghi về hiệu quả của kế hoạch này trong việc thắt chặt nguồn cung và vực dậy giá dầu. Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) dự báo rằng từ năm 2018, giá dầu sẽ tiếp tục chịu sức ép đi xuống do Mỹ và OPEC đồng loạt nâng sản lượng. 
Theo báo cáo của Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes, số giàn khoan của Mỹ tăng 19 tuần liên tiếp, nâng tổng số giàn khoan lên 722, mức cao nhất kể từ tháng 4/2015.
Thậm chí nếu số giàn khoan không tăng, ngân hàng Goldman Sachs cũng ước tính sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng 785.000 thùng/ngày giữa quý IV/2016 và quý IV/2017.