Vì quyền lợi của người lao động
Ban soạn thảo dự án Luật BHXH (sửa đổi) vừa đề xuất phương án mới và bổ sung 5 quyền lợi nếu người lao động chọn ở lại với BHXH. Cụ thể, giảm điều kiện hưởng lương hưu (giảm từ 20 năm xuống 15 năm); hưởng trợ cấp hằng tháng trong trường hợp có thời gian đóng BHXH mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (chưa đủ 75 tuổi)...
Ngoài ra, NLĐ trong thời gian bị mất việc chưa có việc làm còn được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt. Đây là những đề xuất mới được đánh giá là đã có sự lắng nghe, tiếp thu ý kiến của dư luận.
Thêm vào đó, Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng BHXH một lần. Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, mỗi phương án Chính phủ trình đều có ưu, nhược điểm nhất định. Thực tế, câu chuyện muốn tăng tính hấp dẫn của BHXH vẫn là bảo đảm được quyền lợi của NLĐ và an sinh xã hội.
Quốc hội cho rằng, dự án Luật đã rất sát, trong đó giải quyết hài hòa nhiều mối quan hệ. Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, mỗi phương án theo tờ trình phân tích đều có ưu điểm và nhược điểm, trong đó phương án 2 (chỉ giải quyết một phần nhưng không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất) mềm dẻo, hài hòa hơn.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, Quốc hội đề xuất cần nghiên cứu tích hợp, sử dụng những mặt tốt nhất của 2 phương án này để đưa ra một phương án. Theo đó, với những người tham gia sau khi Luật này có hiệu lực thì không được rút BHXH một lần khi đang trong độ tuổi lao động.
Còn với người tham gia trước khi Luật có hiệu lực thì vẫn được rút BHXH một lần nhưng chỉ được rút một phần, phần còn lại được tích lũy, lưu lại trong hệ thống BHXH. Như vậy, NLĐ vừa giải quyết được khó khăn trước mắt, vừa có thể quay trở lại hệ thống và tham gia đóng, để mạng lưới an sinh không bị “thủng”.
Nhiều ý kiến cho rằng, cần có các nhóm giải pháp đồng bộ hơn hỗ trợ NLĐ trong giai đoạn khó khăn trước mắt, để họ đảm bảo duy trì cuộc sống như hỗ trợ về tín dụng ưu đãi, việc làm, dạy nghề cũng như chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển thị trường lao động. Đồng thời, tăng cường các biện pháp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải đáp các thông tin để NLĐ hiểu và nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của BHXH.
Có thể thấy, BHXH là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ và an sinh xã hội lâu dài, tác động nhất định đến tâm lý xã hội, NLĐ. Vì vậy, bất cứ phương pháp nào đưa ra cũng phải được xem xét thật kỹ lưỡng, thấu đáo để bảo đảm được đầy đủ nhất quyền lợi NLĐ.
Do đó, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát và cân nhắc để đề xuất phương án theo hướng bảo đảm tốt nhất, quyền lợi lâu dài của người lao động tham gia BHXH nhưng cũng hài hòa với nguyên tắc đóng – hưởng, có chia sẻ của BHXH. Quan trọng hơn là phải nhận được sự đồng thuận cao của người lao động.

Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu?
Kinhtedothi – Vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được trao đổi, thảo luận và đánh giá một cách kỹ lưỡng, tổng thể các mặt có liên quan. Chính vì vậy, không thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu lên ngay 62 đối với nam và 60 đối với nữ.

Hoàn thiện nội dung dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Kinhtedothi - Chính phủ thống nhất hoàn thiện nội dung dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) theo hướng giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi…

Sửa đổi luật cần giữ chân người lao động gắn bó với bảo hiểm xã hội
Kinhtedothi-Cho rằng qua các lần lấy ý kiến vào dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi), quyền lợi của người lao động có xu hướng giảm. Các đoàn viên công đoàn đề nghị Quốc hội nghiên cứu, ban hành các quy định để thu hút và giữ chân người lao động với hệ thống bảo hiểm xã hội.