80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng Hà Nội hiện đại, văn minh

Kinhtedothi - Hà Nội đang quyết liệt triển khai các biện pháp để xây dựng đô thị văn minh, hiện đại. Từ lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, cải tạo chung cư cũ,… cho đến điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Mỗi giải pháp đều có những mục tiêu cụ thể được đặt ra, hướng đến cái chung và quan trọng nhất là xây dựng bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, văn minh hơn.

Trước quá trình đô thị hóa, vấn đề quản lý đô thị vẫn luôn được các cấp chính quyền Thủ đô đau đáu trong suốt thời gian qua. Rất nhiều việc phải triển khai cùng lúc. Tiếp nối hành trình này, mới đây, UBND TP Hà Nội ký ban hành quyết định phê duyệt Nhiệm vụ Thiết kế đô thị riêng tuyến phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, tỷ lệ 1/500 tại các phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phan Chu Trinh.

Việc này nhận được nhiều ý kiến đồng thuận từ dư luận dẫu chiều dài tuyến chỉ khoảng 1,8km, quy mô, diện tích nghiên cứu lập đồ án thiết kế đô thị khoảng 41,16ha; diện tích khu đất lập đồ án thiết kế đô thị khoảng 30,26 ha.

UBND TP Hà Nội nêu rõ, mục tiêu của đồ án nhằm cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cụ thể hoá quy hoạch phân khu đô thị H1-1C; hướng đến phù hợp các quy hoạch đã được phê duyệt và bám sát, cập nhật các quy hoạch đang nghiên cứu trong khu vực.

Điểm đáng chú ý, đồ án đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa giữa khu vực xây mới và khu vực cải tạo chỉnh trang, tái thiết đô thị, không phá vỡ cấu trúc không gian kiến trúc tuyến phố Pháp cũ. Đồng thời kết nối hài hòa không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh, kết hợp giữa bảo tồn phát huy các giá trị lịch sử, kiến trúc đô thị, cảnh quan môi trường với cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị phù hợp với các đặc trưng về lịch sử, văn hóa, xã hội. Cùng với đó, đề xuất các giải pháp chỉnh trang đô thị khu vực hiện hữu, định hướng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các công trình có giá trị...

Thực tế, chủ trương thực hiện thiết kế đô thị hai bên tuyến phố đến nay đã được 10 năm. Tuy nhiên, trong thời gian qua, số đồ án được phê duyệt vẫn rất khiêm tốn, có lẽ vì thế, đây là một trong những nguyên nhân khiến diện mạo đô thị còn lộn xộn, nhếch nhác.

Đồ án đầu tiên được công bố là đồ án thiết kế đô thị, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Phú - Kim Mã (tỷ lệ 1/500), được bàn giao cho quận Ba Đình vào năm 2013. Sau đó, có thêm đồ án thiết kế đô thị tuyến đường được cống hóa mương nối từ phố Liễu Giai - Núi Trúc - Giang Văn Minh sang phố Sơn Tây, rồi tuyến phố Khâm Thiên (quận Đống Đa)... Những tuyến phố được phê duyệt thời kỳ đầu được cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ, việc xây dựng mới được thực hiện theo đúng quy hoạch.

Việc phê duyệt đồ án thiết kế đô thị để chỉnh trang hai bên tuyến phố là cơ sở quan trọng để xử lý, ngăn chặn tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo sau khi thực hiện dự án mở đường. Đồng thời, đó là cơ sở quan trọng để cơ quan quản lý Nhà nước quản lý về mọi mặt trong hoạt động quy hoạch, xây dựng, cải tạo nhà ở… của toàn bộ khu vực nói chung và mặt tiền tuyến phố nói riêng. Cùng với đó, giúp cơ quan chức năng giải quyết bài toán kinh tế vỉa hè. Đây là vấn đề dư luận rất quan tâm, khi Hà Nội đang nghiên cứu mở rộng việc cho thuê vỉa hè.

Hy vọng, thời gian tiếp theo sẽ có thêm nhiều đồ án về thiết kế đô thị được phê duyệt. Bởi đây không chỉ là việc triển khai thực hiện Luật Kiến trúc, mà còn là cơ sở quan trọng để các cấp chính quyền cấp phép, giám sát, quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng chặt chẽ…, xây dựng diện mạo đô thị Hà Nội văn minh, hiện đại hơn.

Hà Nội phát triển du lịch không chạm thông qua mã QR

Hà Nội phát triển du lịch không chạm thông qua mã QR

Hà Nội phát triển và hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở

Hà Nội phát triển và hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đồng hành để có tương lai xanh

Đồng hành để có tương lai xanh

17 Jul, 05:48 AM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025, với lộ trình cụ thể từ tháng 7/2026, xe máy chạy xăng sẽ không được phép lưu thông trong Vành đai 1 Hà Nội. Muốn đạt được mục tiêu đó cần phải hỗ trợ người dân chi phí chuyển đổi sang xe máy điện và các loại phương tiện khác.

Cần chính sách toàn diện

Cần chính sách toàn diện

15 Jul, 05:15 AM

Kinhtedothi - Trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại hiện nay, việc truy xuất để xác thực nguồn gốc hàng hoá và truy xuất để quản lý hàng hóa là nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. Đã có những quy định, những tổ chức, DN triển khai việc này, nhưng vẫn manh mún, rời rạc và thiếu một cơ chế xuyên suốt thống nhất toàn quốc.

Nói không với thứ tiện lợi nhưng độc hại

Nói không với thứ tiện lợi nhưng độc hại

14 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - HĐND TP Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa, trong đó yêu cầu từ ngày 1/1/2026 các khách sạn, khu du lịch không sử dụng và lưu hành sản phẩm nhựa dùng một lần. Nhiều người cho rằng đây là một bước đi mạnh mẽ, cần thiết và đáng được lan tỏa rộng rãi.

Ai chịu trách nhiệm?

Ai chịu trách nhiệm?

11 Jul, 02:39 PM

Kinhtedothi - Một đường dây giết mổ và tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh quy mô lớn vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra và Công an TP Hà Nội triệt phá. Hàng tấn thịt bệnh được phù phép thành “thịt sạch”, tuồn ra khắp các chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Thủ đô. Câu chuyện không chỉ gây phẫn nộ bởi sự liều lĩnh của nhóm đối tượng, mà còn đặt ra câu hỏi lớn.

Nỗi niềm còn đọng lại

Nỗi niềm còn đọng lại

10 Jul, 08:11 AM

Kinhtedothi - Mỗi mùa thi đi qua, niềm vui của người này lại đi kèm nỗi chạnh lòng của nhiều người khác. Khi cánh cửa bước vào bậc THPT trở nên chật hẹp, thì phía sau đó, không chỉ là áp lực của học sinh, mà là cả những nỗi trăn trở lớn của phụ huynh và toàn xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ