Xuất khẩu Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh
Theo một cuộc thăm dò của Reuters, xuất khẩu của nền kinh tế số hai thế giới trong tháng 5 đã tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mức dự đoán tăng trưởng 6%. Tuy nhiên, nhập khẩu chỉ tăng 1,8%, thấp hơn dự báo 4,2%.
Điều này trái ngược với tháng 4 khi xuất khẩu của Trung Quốc chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước trong khi nhập khẩu tăng đến 8,4%.

Tổng cộng trong 5 tháng đầu năm, xuât khẩu nước này đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu tăng 2,9%.
Theo CNBC, xuất nhập khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và EU đã giảm trong 5 tháng này. Ngược lại, thương mại giữa Bắc Kinh với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã tăng lên đáng kể, với việc xuất khẩu của nền kinh tế số hai sang khu vực này từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với từng mặt hàng cụ thể, so với một năm về trước, xuất khẩu tàu của Trung Quốc tăng gần gấp đôi trong 5 tháng đầu năm 2024. Xuất khẩu ô tô và mạch tích hợp đều chứng kiến mức tăng 20%. Trong khi đó, xuất khẩu đất hiếm, phân bón và điện thoại di động lại có xu hướng giảm.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm ít biến động so với cùng kỳ năm trước, phản ánh nhu cầu nội địa ổn định. Nền kinh tế số hai thế giới hiện là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Xuất khẩu của Trung Quốc vẫn tăng bất chấp căng thẳng thương mại với Mỹ. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nói chung.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng sản xuất của Caixin cho thấy số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng trong tháng 5 tháng liên tiếp, mặc dù với tốc độ chậm hơn.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều hạn chế từ các thị trường nhập khẩu. Vào tuần trước, Quỹ Tiền tệ quốc tế cho biết các hạn chế thương mại toàn cầu đang gia tăng, với khoảng 3.000 hạn chế được áp đặt vào năm ngoái so với 1.000 hạn chế vào năm 2019.

Trung Quốc - EU: Kỳ vọng đối thoại, chuẩn bị chiến lược
Kinhtedothi - Những lo ngại mới về một cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã nổi lên trong những tháng gần đây. Các động thái của EU nhằm chống lại các khoản trợ cấp của Trung Quốc “làm méo mó thị trường” đã khiến Bắc Kinh nhiều lần cam kết đáp trả.

Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản: lấy thương mại làm trọng tâm
Kinhtedothi - Lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có buổi gặp mặt lần đầu tiên sau bốn năm vào thứ Hai tại Seoul, nhằm nỗ lực làm nóng các cuộc đối thoại về thương mại và an ninh, vốn đang bị cản trở bởi căng thẳng địa chính trị toàn cầu.

Thủ tướng Trung Quốc ca ngợi "sự khởi đầu mới" với Hàn Quốc và Nhật Bản
Kinhtedothi - Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hoan nghênh việc tái khởi động quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc trong cuộc gặp hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên sau bốn năm vào thứ Hai, đồng thuận nối lại các cuộc đối thoại về thương mại và an ninh.