Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

6 loại rau củ nên ăn sống sẽ tốt hơn nấu chín mà không phải ai cũng biết

Một số loại rau củ quả khi ăn sống sẽ làm tăng hàm lượng dinh dưỡng và thơm ngon hơn so với lúc nấu chín.

Báo VnExpress dẫn nguồn nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí British Journal of Nutrition cho thấy, những người ăn theo một chế độ thực phẩm tươi sống nghiêm ngặt có nồng độ vitamin A và beta-carotene (chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây và rau xanh) tương đối cao, nhưng họ lại có mức độ thấp lycopene (sắc tố đỏ trong cà chua và ớt chuông đỏ...). Điều này cho thấy không phải tất cả các loại rau ăn sống đều tốt và cũng không nên ăn tất cả là chín.

Dưới đây là những loại rau củ nên ăn sống để nhận được những lợi ích tuyệt vời nhất:

Tỏi

Tỏi là loại thực phẩm thường được nấu chín để thêm hương vị cho các món ăn. Tuy nhiên trong tỏi chứa các chất sẽ được hấp thụ tốt nhất ở trạng thái sống. Một nghiên cứu năm 2013 tìm thấy những người tiêu thụ tỏi sống hai hoặc nhiều lần một tuần ít có nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi. Bạn hãy ăn sống tỏi nhiều hơn.

Các chuyên gia khuyến khích nên ăn sống tỏi và cà rốt.

Cà rốt

Ăn sống cà rốt sẽ cung cấp polyphenols đặc tính chống ôxy hóa, làm giảm nguy cơ ung thư và các bệnh về tim. Nấu chín cà rốt sẽ phá hủy tất cả các polyphenols và các vitamin C.

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ không chỉ vị ngọt dễ ăn mà còn là một trong những thực phẩm tự nhiên giàu vitamin C nhất. Tuy nhiên, vitamin C lại rất dễ bị phân hủy do nhiệt.

Báo Thanh Niên dẫn nguồn một nghiên cứu trên chuyên san Journal of Food Science cho biết, khi ớt chuông được nấu ở nhiệt độ cao, chẳng hạn xào, nướng, thì hàm lượng vitamin C có thể giảm từ 25 đến 50%. Tuy nhiên, ăn sống giúp giữ nguyên không chỉ lượng vitamin C mà còn các chất chống ô xy hóa như beta-carotene và quercetin, vốn có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

Bông cải xanh

Bông cải xanh được mệnh danh là siêu thực phẩm nhờ chứa nhiều chất chống ung thư, đặc biệt là sulforaphane. Đây là một hợp chất sulfur giúp kích hoạt enzyme giải độc trong gan và ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy khi bông cải được hấp hoặc luộc kỹ, enzyme myrosinase có chức năng tạo sulforaphane sẽ bị vô hiệu hóa. Trong khi đó, ăn sống hoặc chỉ chần sơ bông cải có thể giữ lại đến 90% lượng sulforaphane.

Nếu cảm thấy khó ăn sống bông cải xanh, mọi người hãy băm nhỏ chúng, để yên khoảng 40 phút rồi hấp nhẹ. Cách chế biến này giúp enzyme hoạt hóa sulforaphane trước khi gặp nhiệt.

Cải bó xôi

Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang Eating Well cho biết, cải bó xôi rất giàu folate, loại vitamin B quan trọng với quá trình tạo máu và tái tạo tế bào. Tuy nhiên, folate rất nhạy cảm với nhiệt.

Do đó, nấu cải bó xôi chỉ sau vài phút là có thể làm mất đến 50% hàm lượng folate. Ngoài ra, ăn cải bó xôi sống cũng giúp hấp thụ tối đa vitamin C, E, chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin. Những chất này rất có lợi cho thị lực và tim mạch.

Hành

Từ hành tây, cho tới hành ta, chỉ cần cắt ra và ăn. Báo VnExpress dẫn nguồn nghiên cứu được công bố trên tạp chí Agricultural and Food Chemistry năm 2004 cho thấy, các hợp chất lưu huỳnh và chất chống oxy hóa trong nước ép của hành tây có thể chống lại bệnh ung thư phổi và tuyến tiền liệt.

(Theo VTC News)

5 "siêu trái cây" cực tốt cho sức khỏe, bán đầy chợ Việt

5 "siêu trái cây" cực tốt cho sức khỏe, bán đầy chợ Việt

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Top thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

Top thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

23 May, 05:57 AM

Kinhtedothi - Ung thư cổ tử cung là 1 trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Ước tính mỗi ngày, có 14 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung, 7 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh. Các loại thực phẩm chống ung thư như: táo, rau họ cải, tỏi, hành tây… được khuyến khích bổ sung vào thực đơn hàng ngày để giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ