Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chính quyền Trump mở lại khu dự trữ dầu mỏ Alaska, đảo ngược lệnh cấm thời Biden

Kinhtedothi - Chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ đảo ngược sắc lệnh của cựu Tổng thống Joe Biden để khai thác dầu mỏ tại khu dữ trữ Alaska, nhằm đẩy mạnh sản xuất năng lượng trong nước, bất chấp những phản ứng dữ dội từ các nhà hoạt động bảo vệ môi trường.

Ngày 2/6, Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Doug Burgum tuyên bố chính phủ sẽ đảo ngược sắc lệnh của cựu Tổng thống Joe Biden, qua đó dỡ bỏ lệnh cấm khai thác tại khu Dự trữ Dầu mỏ Quốc gia Alaska (NPR-A) rộng 23 triệu mẫu – một trong những vùng đất hoang sơ và nhạy cảm sinh thái bậc nhất nước Mỹ.

“Chúng tôi đang mở ra một kỷ nguyên năng lượng mới, thay vì để tài nguyên Alaska bị chôn vùi dưới núi thủ tục hành chính,” ông Burgum phát biểu trong chuyến công du tới khu vực cùng lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường và Bộ Năng lượng. Ông cũng chỉ trích lệnh cấm thời ông Joe Biden là một rào cản với “nền độc lập năng lượng vốn đang cấp thiết hơn bao giờ hết” của nước Mỹ.

Khu Dự trữ Dầu mỏ Quốc gia Alaska (NPR-A). Ảnh: blm.gov

Dưới thời cựu Tổng thống Biden, chính phủ đã ban hành loạt quy định siết chặt ngành dầu khí, từ bảo vệ loài nguy cấp, hạn chế phát thải methane, đến đình chỉ các dự án khí tự nhiên hóa lỏng. Dù không được lòng giới doanh nghiệp ngành năng lượng, Mỹ vẫn đạt đỉnh sản lượng và xuất khẩu dầu khí trong nhiệm kỳ của ông.

Ông Trump - trong chiến dịch tranh cử 2024 - đã liên tục cáo buộc chính sách “xanh” của Biden là nguyên nhân khiến giá xăng tăng cao, và hứa sẽ “khoan, khoan nữa, khoan mãi” nếu tái đắc cử.

Động thái đảo ngược chính sách này của Tổng thống Trump đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phe Dân chủ và các nhóm môi trường. Họ cho rằng việc mở cửa khai thác ở Bắc Cực sẽ gây hủy hoại hệ sinh thái mong manh và đe dọa nguồn sống của cộng đồng bản địa.

“Việc chính quyền Trump dỡ bỏ bảo vệ tại những khu vực sinh thái quan trọng nhất ở Tây Bắc Bắc Cực đe dọa động vật hoang dã, cộng đồng địa phương và khí hậu của chúng ta – tất cả chỉ để chiều lòng các ngành khai thác,” Kristen Miller, Giám đốc Liên minh Hoang dã Alaska, phát biểu. “Chúng tôi sẽ không im lặng khi nó bị xâm phạm.”

Xem thêm: Sốc với mức thiệt hại của doanh nghiệp toàn cầu bởi thương chiến của ông Trump  

Dù vậy, trong khi Chính phủ Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy khai thác dầu mỏ ở khu vực Alaska, các tập đoàn năng lượng lại đang “lạnh nhạt” với khu vực này. Nguyên nhân là do chi phí khai thác cao và sức ép môi trường, nhiều hãng lớn đã rút lui. Cuộc đấu giá quyền khai thác tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Bắc Cực (ANWR) hồi tháng 1 trước đó cũng kết thúc trong im ắng, không thu hút được bất cứ nhà đầu tư nào.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quốc tế kêu gọi minh bạch nguồn tiền bảo vệ đại dương

Quốc tế kêu gọi minh bạch nguồn tiền bảo vệ đại dương

17 Jun, 08:20 AM

Kinhtedothi - Hội nghị Liên Hợp Quốc về đại dương tại Pháp huy động được khoảng 10 tỷ USD cam kết tài chính, nhưng vẫn còn cách xa so với nhu cầu đầu tư 175 tỷ USD mỗi năm để bảo vệ hệ sinh thái biển toàn cầu. Nhiều nhà đầu tư cho biết họ cần chính sách minh bạch và dữ liệu đầy đủ hơn để có thể mở rộng quy mô tài trợ.

G7 vật lộn tìm tiếng nói chung giữa khủng hoảng Ukraine và Trung Đông

G7 vật lộn tìm tiếng nói chung giữa khủng hoảng Ukraine và Trung Đông

17 Jun, 08:16 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh chiến sự Ukraine chưa có hồi kết và xung đột Israel – Iran leo thang, hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada trở thành phép thử cho sự gắn kết của các cường quốc phương Tây, trong đó vai trò của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục là ẩn số gây chia rẽ.

Ukraine sẽ hưởng lợi từ thượng đỉnh G7 tại Canada?

Ukraine sẽ hưởng lợi từ thượng đỉnh G7 tại Canada?

17 Jun, 08:07 AM

Kinhtedothi - Bên cạnh các vấn đề kinh tế toàn cầu, cuộc xung đột Israel-Iran và chiến sự ở Ukraine cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra từ ngày 16-17/6 tại Canada.

Israel khẳng định lập trường không nhượng bộ, căng thẳng khó hạ nhiệt

Israel khẳng định lập trường không nhượng bộ, căng thẳng khó hạ nhiệt

17 Jun, 07:10 AM

Kinhtedothi - Trong cuộc phỏng vấn với RT, Đại sứ Israel tại Moscow, bà Simona Halperin, nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu hiện nay của Israel là ngăn chặn mọi hoạt động liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran, đồng thời hạn chế khả năng khôi phục hay mở rộng chương trình này trong tương lai.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ