Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

CPI tháng 5 của Hà Nội tăng 0,14%

Kinhtedoti- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội tháng 5/2025 tăng 0,14% so với tháng trước, tăng 1,28% so với tháng 12/2024 và tăng 3,60% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 3,03% so với bình quân 5 tháng cùng kỳ năm 2024.

Ảnh minh hoạ

Theo Chi cục Thống kê Hà Nội, trong tháng 5, có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có mức tăng nhẹ. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng mạnh nhất với 0,88%, góp phần làm CPI chung tăng 0,18%. Một số yếu tố nổi bật bao gồm giá thuê nhà tăng 1,3%, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,29%.

Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch cũng tăng 0,34%, phản ánh hoạt động du lịch sôi động trong tháng. Trong khi đó, nhóm giao thông giảm 0,27% do giá xăng và dầu diezen giảm, góp phần kiềm chế CPI.

Bình quân 5 tháng năm 2025, CPI tăng 3,03% so với bình quân 5 tháng năm 2024, trong đó 8/11 nhóm hàng tăng: Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 16,74% tác động làm tăng CPI chung 0,85% do ngày 10/12/2024 HĐND TP. Hà Nội ra Nghị quyết 45/2024/NQ-HĐND quy định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc TP. Hà Nội quản lý. Theo đó, giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố sẽ điều chỉnh tăng áp dụng mức giá mới.

Bên cạnh đó, 5 tháng đầu năm có 3/11 nhóm hàng CPI giảm so với bình quân cùng kỳ: Nhóm giao thông giảm 3,61%; giáo dục giảm 3,6%; bưu chính viễn thông giảm 0,82%.

Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 7,31%, tác động làm tăng CPI chung 1,49%, trong đó giá nước sạch tăng 4,78%; giá điện tăng 4,96%; giá nhà thuê tăng 11%. Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 3,95%, tác động làm tăng CPI chung 0,19%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,89%, tác động làm tăng CPI chung 0,90%, trong đó giá lương thực tăng 4,33%; ăn uống ngoài gia đình tăng 4,20%; thực phẩm tăng 2,21%.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,14%, tác động làm tăng CPI chung 0,18% chủ yếu do giá đồ trang sức tăng 44,20%; giá dịch vụ bảo hiểm y tế tăng 29,98%.

Các nhóm còn lại tác động đến CPI chung trong khoảng 0,03 - 0,11% là: Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,87%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,69%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,79%.

CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%

CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%

Hà Nội: kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng nhẹ

Hà Nội: kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng nhẹ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sau hơn 4 năm, tỷ lệ hộ nghèo Quảng Ngãi giảm mạnh 

Sau hơn 4 năm, tỷ lệ hộ nghèo Quảng Ngãi giảm mạnh 

23 Jun, 01:14 PM

Kinhtedothi-Sau hơn 4 năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Quảng Ngãi giảm từ 9% xuống còn 2,5%. Bước vào giai đoạn mới, địa phương này kiến nghị Chính phủ ban hành bộ tiêu chí và chuẩn nghèo mới phù hợp với thực tiễn từng vùng.

Chìa khóa để trái cây Việt vươn xa: Từ mã vùng trồng đến chiến lược thị trường

Chìa khóa để trái cây Việt vươn xa: Từ mã vùng trồng đến chiến lược thị trường

23 Jun, 09:58 AM

Kinhtedothi- Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025, nhưng dư địa tăng trưởng vẫn còn rất lớn. Vấn đề nằm ở đâu, thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật hay chính sách nội địa? Câu trả lời có thể là tất cả – nhưng mấu chốt vẫn là nâng chất lượng, nắm bắt xu hướng và đi đúng chiến lược.

Chương trình 1719: động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Sơn La

Chương trình 1719: động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Sơn La

23 Jun, 08:20 AM

Kinhtedothi – Những năm qua, với nhiều giải pháp hỗ trợ, lồng ghép các chương trình, dự án đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bà con các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ