Đức tăng viện trợ Ukraine, Nga cứng rắn chấm dứt hợp tác quốc phòng
Kinhtedothi - Động thái này phản ánh sự rạn nứt sâu sắc trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia từng là đối tác chiến lược.
Chính phủ Nga vừa chính thức hủy bỏ thỏa thuận hợp tác quân sự và kỹ thuật với Đức, văn kiện được ký kết từ năm 1996 nhằm định hướng quan hệ quốc phòng song phương trong gần ba mươi năm.
Động thái này được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Mikhail Mishustin và được thể hiện trong một nghị quyết ban hành ngày thứ Sáu.
Bước đi của Moscow diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước tiếp tục căng thẳng, khi Đức nổi lên là một trong những quốc gia cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ukraine kể từ đầu năm 2022. Trong tháng này, Bộ Ngoại giao Đức cho biết hiệp định không còn phù hợp do chính sách hiện tại của Nga và môi trường an ninh đã thay đổi đáng kể.

Phía Nga cũng thể hiện sự quan ngại trước những phát ngôn gần đây của giới chức Đức. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định Berlin đang thể hiện lập trường cứng rắn hơn. Trong tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố quân đội Đức phải sẵn sàng hành động nếu các biện pháp răn đe không có hiệu quả và xảy ra xung đột với Nga. Tuyên bố này thu hút sự chú ý lớn từ Moscow.
Nga nhiều lần phủ nhận các nghi vấn về việc lên kế hoạch tấn công Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và cho rằng lo ngại từ phương Tây là không có cơ sở. Tổng thống Vladimir Putin cho biết các nước phương Tây đang cố tình tạo ra hình ảnh một mối đe dọa để gia tăng chi tiêu quốc phòng và che lấp các vấn đề kinh tế trong nước.
Trong khi đó, Đức đang đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, với kế hoạch nâng ngân sách quốc phòng lên 153 tỷ euro (khoảng 167 tỷ USD) vào năm 2029, từ mức 86 tỷ euro (tương đương 94 tỷ USD) trong năm nay. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier gần đây kêu gọi tổ chức một cuộc thảo luận trên toàn quốc về khả năng khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự.
Đọc thêm: Ngành tiền điện tử Mỹ ghi nhận bước ngoặt lớn
Thủ tướng Friedrich Merz cũng phát biểu tại quốc hội rằng các nỗ lực ngoại giao hiện không còn mang lại kết quả rõ rệt.
Kể từ khi xung đột tại Ukraine leo thang vào tháng 2/2022, Đức đã trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Kiev, chỉ sau Mỹ. Các hệ thống vũ khí do Berlin viện trợ, bao gồm xe tăng Leopard, đã được Ukraine sử dụng trong nhiều chiến dịch quân sự, trong đó có cuộc tấn công vào khu vực Kursk của Nga năm ngoái.
Vào cuối tháng 5, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu vai trò của Đức trong cuộc xung đột hiện nay đã trở nên rõ ràng, đồng thời cảnh báo nước này có thể lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Ông cho rằng Berlin đang bước vào một con đường nguy hiểm từng gây ra hệ lụy nặng nề trong thế kỷ 20.
Nga vẫn liên tục lên tiếng phản đối việc các nước phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine. Theo Moscow, điều này không làm thay đổi cục diện tổng thể mà chỉ khiến chiến sự kéo dài và làm gia tăng nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát.

Tuyên bố mới nhất của ông Putin về thỏa thuận hòa bình Ukraine
Kinhtedothi - Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định cam kết về thỏa thuận hòa bình ở Ukraine trong cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Nga, Ukraine phản ứng trái ngược trước "tối hậu thư" của ông Trump
Kinhtedothi - Cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan nặng lên Nga nếu không đạt được thỏa thuận hòa bình với Ukraine trong vòng 50 ngày đã gây phản ứng trái chiều từ giới chức Kiev và Moscow.

Đức báo tin buồn cho Ukraine giữa lúc chiến sự leo thang
Kinhtedothi - Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius thông báo Berlin sẽ không chuyển giao tên lửa hành trình cho Taurus cũng như cung cấp thêm hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine.