Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hé lộ bí quyết giữ thương hiệu Phở Hà Nội

Kinhtedothi – Hà Nội có khoảng 700 của hàng phở, xuất hiện ở hầu hết các quận, huyện; nhưng những hàng phở tồn tại trên 10 năm thì không nhiều. Phần lớn những hàng phở nổi tiếng ngon ở Hà Nội thường được truyền từ đời này qua đời khác, với những bí quyết riêng.

Trao truyền qua nhiều thế hệ

Những thương hiệu phở nổi tiếng tại Hà Nội như: phở Thìn, phở Nhớ, phở Sướng, phở Ngọc Vượng… đều có hương vị đặc trưng riêng. Điều này chỉ có vợ chồng người chủ biết với nhau, người khác không thể biết liều lượng và một vài loại gia vị đặc biệt khi cho vào nồi nước dùng, chỉ được truyền nghề cho những người trong gia đình (hoặc dòng họ) qua hình thức cầm tay chỉ việc.

Phở Thìn, phố Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội. Ảnh: Lại Tấn

Chị Nguyễn Bích Thuỷ - Chủ thương hiệu phở Nhớ (27 Huỳnh Thúc Kháng,  quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Nghề phở và cửa hàng phở Nhớ do bố mẹ truyền lại cho tôi. Cửa hàng trước có tên là phở bò Nguyên Hồng. Sau hàng chục năm, nhều thực khách đi xa có dịp quay lại cửa hàng chia sẻ nhớ hương vị đặc trưng của cửa hàng, khuyên gia đình đặt tên là phở Nhớ. Do vậy, gia đình tôi đã quyết định đổi tên cửa hàng là phở Nhớ”.

Cửa hàng phở Nhớ đã tồn tại được gần 30 năm. Từ đó tới nay, chị Nguyễn Bích thuỷ luôn giữ hương vị phở bố mẹ truyền lại từ ngày đầu tiên.

Cửa hàng phở Nhớ (27 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội).

Theo nhiều chủ quán phở ở Hà Nội, việc truyền nghề cho con cũng là việc “chọn mặt gửi vàng” chứ không phải ai cũng được truyền nghề và có đam mê để học nghề. Thông thường bố mẹ bán phở thì con cái sẽ trợ giúp từ những công việc vặt như nhặt rau, rửa bát, bưng bê, lớn hơn thì học cách thái thịt, đứng bán phở và dần dần được bố/mẹ truyền cho cách nấu nước dùng. Rất ít trường hợp ngoại lệ có thể truyền cho người ngoài.

Chị Bùi Thanh Loan - thế hệ thứ 3 của gia đình phở Thìn Bờ Hồ chia sẻ: Phở Thìn hay còn gọi là Phở Thìn bờ hồ được trao truyền qua 3 thế hệ. Đặc trưng của Phở Thìn bờ hồ là nước dùng trong, thanh, ngọt hậu vị; đủ vị ngon của thịt bò; có một bí quyết lâu năm của gia đình là sử dụng gừng để đẩy vị bò lên.

Nỗ lực giữ nghề truyền thống

Hiện nay phần lớn thế hệ trẻ là thế hệ kế cận có xu hướng lựa chọn những công việc khác hợp với xu thế của thời đại thay vì nối nghề bán phở truyền thống của gia đình. Mặt khác, việc thuê mướn lao động ngoài gia đình để phụ giúp bán phở cũng đang là vấn đề khó khăn đối với nhiều chủ cửa hàng trong việc duy trì nghề của gia đình.

Thực khách thưởng thức phở Hà Nội.

Ông Phạm Văn Linh - Phở bò Hoa Cua (Số 4 phường Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Phở bò Hoa Cua có cách đây 30 năm. Gia đình tôi bán trực tiếp tại nhà nên để duy trì chất lượng, nguyên liệu, cách làm phở đều người nhà lựa chọn thực phẩm đầu vào sơ chế, chế biến. Nhân viên chỉ tham gia vào khâu dọn dẹp”.

Đồng quan điểm này, chị Nguyễn Bích Thuỷ - Chủ thương hiệu Phở Nhớ cho biết “Làm phở vất vả, phải có tâm với nghề vì thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm. Đối với phở bò, xương, thịt phải ngâm, rửa. Nếu chỉ giao cho nhân viên quán xuyến chắc chắn sẽ không đảm bảo chất lượng, chủ cửa hàng phải là người chăm chút tỉ mỉ”.

Ngoài khó khăn trên, theo chủ một số quán phở tại Hà Nội, để duy trì nghề phở gặp nhiều khó khăn do chi phí thuê mặt bằng ở Thủ đô ngày càng đặt đỏ, nhiều lúc phải đóng cửa như thời điểm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, họ vẫn nỗ lực từng ngày để duy trì nghề truyền thống.

“Có những lúc tôi nản vì vất vả. Nhưng do đây là nghề do bố mẹ để lại, và được nhiều khách yêu quý, động viên nên tôi nỗ lực để giữ lại cửa hàng, giữ nghề” - chị Nguyễn Bích Thuỷ cho hay.

Chính vì vậy, nhiều người thực hành nghề phở bày tỏ niềm vui khi biết thông tin Bộ VHTT&DL có Quyết định ghi danh món ăn “Phở Hà Nội” vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là sự ghi nhận về giá trị lịch sử và văn hóa, khoa học của di sản mà còn mở ra cơ hội bảo tồn và phát triển bền vững tinh hoa ẩm thực truyền thống của Thủ đô.

Mặt khác, đó cũng là động lực để chủ các thương hiệu phở truyền thống không ngừng nâng cao chất lượng món ăn, giữ gìn những hương vị truyền thống, và truyền tải trọn vẹn tinh hoa văn hóa qua từng bát phở.

 

Từ ngày 1/12/2024, Báo Kinh tế và Đô thị sẽ cho ra mắt chuyên mục "Tinh hoa Ẩm thực Hà Nội", với sự phối hợp của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, sự đồng hành của Acecook Việt Nam.

Phở Hà Nội - Hội tụ tinh hoa ẩm thực

Phở Hà Nội - Hội tụ tinh hoa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực - Phở Hà Nội kết nối năm châu

Lễ hội văn hóa ẩm thực - Phở Hà Nội kết nối năm châu

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Dung dị gánh quà của người Hà Nội

Dung dị gánh quà của người Hà Nội

16 Jul, 08:49 AM

Kinhtedothi - Nhắc tới ẩm thực Hà Nội, người ta không chỉ biết những nhà hàng, quán ăn sang trọng, đắt tiền, mà còn thích thú và nhớ tới các quán ăn bình dân, vỉa hè mang đậm dấu ấn văn hóa có từ lâu đời.

Thắp sáng sông Hàn - Lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng an toàn, thân thiện

Thắp sáng sông Hàn - Lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng an toàn, thân thiện

13 Jul, 03:03 PM

Kinhtedothi - Sau gần 1,5 tháng rực rỡ sắc màu bên dòng sông Hàn, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 đã khép lại vào tối 12/7 bằng đêm chung kết bùng nổ cảm xúc, đánh dấu một mùa lễ hội thành công trọn vẹn - từ nghệ thuật trình diễn đỉnh cao đến công tác bảo đảm an toàn, an ninh tuyệt đối.

Ninh Bình: hướng đến trung tâm du lịch di sản – sinh thái tầm quốc tế

Ninh Bình: hướng đến trung tâm du lịch di sản – sinh thái tầm quốc tế

13 Jul, 08:40 AM

Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình – vùng đất văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ giàu truyền thống, không gian du lịch mới được mở rộng cả về địa lý lẫn bản sắc, tạo điều kiện để hình thành một trung tâm du lịch tổng hợp, có chiều sâu văn hóa.

Phú Thọ: định hình “vành đai du lịch di sản - sinh thái - trải nghiệm” sau sáp nhập

Phú Thọ: định hình “vành đai du lịch di sản - sinh thái - trải nghiệm” sau sáp nhập

12 Jul, 05:56 PM

Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ mới, bộ máy hành chính được tinh gọn, điều hành thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi để các lĩnh vực, trong đó có du lịch bước vào giai đoạn phát triển mới, với định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ