Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí: nền tảng cho sự phát triển

Kinhtedothi - Trong bối cảnh truyền thông hiện đại phát triển mạnh mẽ, vai trò của các cơ quan báo chí không chỉ dừng lại ở việc đưa tin mà còn là cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân, là nơi định hướng dư luận xã hội. Vì vậy, xây dựng một môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp, phát huy tinh thần sáng tạo và giữ gìn đạo đức báo chí.

Xây dựng môi trường văn hóa là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển cơ quan báo chí. Ảnh: Duy Khánh.

Xây dựng môi trường văn hóa người làm báo

Môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí không đơn thuần là không gian vật chất hay nội quy lao động, mà bao gồm cả hệ giá trị, chuẩn mực ứng xử, tinh thần đoàn kết và đạo đức nghề nghiệp. Đó là nơi mỗi nhà báo, phóng viên, biên tập viên làm việc trong tinh thần tôn trọng sự thật, trung thực, khách quan và trách nhiệm với công chúng.

Thực tế trong những năm gần đây, báo chí đang ngày càng thay đổi, kéo theo đó những người làm báo và sản phẩm báo chí cũng thay đổi theo. Vì thế, việc xây dựng môi trường văn hóa báo chí cần tương ứng với thị trường, thời cuộc nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc.

Một tòa soạn với nền văn hóa tích cực không chỉ tạo ra những sản phẩm báo chí hay, mà còn nuôi dưỡng những con người tử tế, trách nhiệm và đầy cảm hứng. Đồng thời, sẽ thúc đẩy đội ngũ làm báo cống hiến hết mình, giữ vững lập trường chính trị, tuân thủ pháp luật và không bị chi phối bởi các lợi ích cá nhân hay tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Môi trường báo chí văn hóa sẽ đưa ra được những triết lý để sản xuất ra những sản phẩm có bản sắc riêng, hướng tới bạn đọc, tạo ra được cảm hứng cho đội ngũ để sản xuất tác phẩm. Và cuối cùng nó sẽ tạo ra thương hiệu của chính cơ quan báo chí đó. 

Không chỉ vậy, trong cơ quan báo chí, nơi đặc thù công việc đòi hỏi sự phối hợp liên tục giữa các bộ phận như phóng viên, biên tập, kỹ thuật, quản lý nội dung… thì văn hóa ứng xử giữ vai trò hết sức quan trọng. Sự cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe và chia sẻ sẽ góp phần tạo nên một không khí làm việc tích cực, giảm thiểu mâu thuẫn nội bộ và tăng hiệu quả công việc.

Đặc biệt, lãnh đạo cơ quan báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa cho các đồng nghiệp, khuyến khích sáng kiến, đồng thời kịp thời ghi nhận, khen thưởng những đóng góp tích cực của các phóng viên, biên tập viên tại cơ quan. Nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam từng nhấn mạnh đến sự gương mẫu, sự chuẩn mực, văn hóa của người đứng đầu cơ quan báo chí và của các cấp Hội Nhà báo.

"Dù có ban hành bộ quy chế, hô hào nhưng nếu người đứng đầu trong cơ quan không gương mẫu, không là tấm gương cho đồng nghiệp học tập thì tất cả chỉ là lời nói suông, thậm chí rất phản cảm" - nhà báo Nguyễn Đức Lợi nói.

Để tòa soạn là môi trường văn hóa giao lưu học hỏi

Xác định xây dựng môi trường văn hóa là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển cơ quan báo chí. Nhiều tòa soạn báo đã và đang triển khai nhiều hoạt động để xây dựng môi trường văn hóa báo chí, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, đạo đức nghề nghiệp và tạo ra những sản phẩm báo chí có giá trị.

Báo Nhân dân luôn chú trọng đến việc xây dựng môi trường văn hóa báo chí. Ảnh: Thành Đạt.

Phóng viên Chí Dũng (phóng viên theo dõi mảng Văn hóa) Báo Nhân dân chia sẻ: "Làm báo cho Đảng thì không được phép cẩu thả. Cái sai không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tổn hại đến uy tín chung. Chính vì thế, Báo Nhân dân đặt ra những chuẩn mực nghề nghiệp rất cao. Nhưng thay vì tạo áp lực, tòa soạn luôn đồng hành để hỗ trợ phóng viên như: tổ chức các buổi trao đổi chuyên môn, phản biện bài viết theo hướng tích cực… Đó cũng là một nét văn hóa - văn hóa của sự tử tế và cùng nhau phát triển".

Tại Báo Kinh tế & Đô thị, từ nhiều năm nay đã rất chú trọng đến việc xây dựng môi trường văn hóa báo chí nhằm nâng cao chất lượng nội dung và đạo đức nghề nghiệp. Ngoài phát động phong trào thi đua, Báo còn ký cam kết với các cán bộ, phóng viên, biên tập viên thực hiện 12 tiêu chí xây dựng môi trường văn hóa, bao gồm: Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí và tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; Đảm bảo tính khách quan, minh bạch và trách nhiệm trong tác nghiệp; Tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc, đề cao hình ảnh người làm báo văn hóa.

Mỗi cơ quan báo chí có cách vận hành riêng, nhưng điểm chung ở những nơi có môi trường tốt là sự lắng nghe, tôn trọng và lan tỏa giá trị tích cực. Văn hóa tòa soạn không đến từ những khẩu hiệu treo trên tường, mà bắt đầu từ chính cách chúng ta ứng xử với nhau mỗi ngày.

Bởi vậy, tại các buổi họp giao ban của Báo Tuổi Trẻ, không khí dân chủ, thẳng thắn nhưng đầy tinh thần xây dựng là những gì thường diễn ra. Phóng viên trẻ được khuyến khích phát biểu, trong khi các biên tập viên giàu kinh nghiệm cũng nhiệt tình góp ý…

Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao ý thức văn hóa nghề nghiệp

Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí không chỉ là nhiệm vụ cấp thiết mà còn là yếu tố sống còn trong hành trình phát triển của mỗi tòa soạn. Để làm được điều này, bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, các cơ quan báo chí cần chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ làm báo, đặc biệt là các phóng viên trẻ. Các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề về văn hóa báo chí cần được tổ chức thường xuyên để lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính nhân văn trong từng tác phẩm báo chí.

Đặc biệt, trong thời đại chuyển đổi số, nhiều cơ quan báo chí đã và đang tích cực ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất tin bài. Tuy nhiên, dù sử dụng công nghệ đến đâu thì giá trị cốt lõi của báo chí chân chính vẫn là sự chính xác, trung thực và nhân văn. Môi trường văn hóa cần được gìn giữ và phát triển ngay cả trong không gian số, để mỗi sản phẩm báo chí không chỉ đúng, nhanh mà còn đẹp về mặt đạo đức và giá trị nhân văn…

"Việc xây dựng môi trường văn hóa báo chí cần phải được thực hiện lâu dài, thường xuyên để đạt được những hiệu quả thực sự cho nghề báo" - nhà báo Hồ Quang Lợi - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh.

Môi trường báo chí lành mạnh sẽ tạo động lực cho đội ngũ làm báo không ngừng vươn lên, góp phần vào sự nghiệp báo chí cách mạng chân chính, phục vụ nhân dân, phụng sự đất nước.

“Chìa khóa” cho tương lai ngành báo chí truyền thông

“Chìa khóa” cho tương lai ngành báo chí truyền thông

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hưng Yên: nghiên cứu đề án "Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ"

Hưng Yên: nghiên cứu đề án "Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ"

16 Apr, 10:54 PM

Kinhtedothi - UBND tỉnh Hưng Yên vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban ngành liên quan về việc thực hiện đề án "Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” trên địa bàn các phường Minh Khai, Hiền Nam, Lam Sơn, Hồng Châu và các xã Quảng Châu, Hoàng Hanh, Tân Hưng, thành phố Hưng Yên.

Chìm đắm trong không gian văn hóa Hre ở Quảng Ngãi

Chìm đắm trong không gian văn hóa Hre ở Quảng Ngãi

16 Apr, 07:58 PM

Kinhtedothi-Tối 16/4, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp UBND huyện Ba Tơ tổ chức không gian trưng bày văn hóa Hre với chủ đề: “Hơi thở đại ngàn - Dấu ấn Ba Tơ”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ