Nền tảng cho phát triển
Kinhtedothi - Nền tảng Bình dân học vụ số vừa ra mắt đã được nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Hà Nội hưởng ứng. Đây được coi là một giải pháp đại chúng để người dân, kể cả những đối tượng ít có điều kiện tiếp cận công nghệ, có thể tham gia vào nền kinh tế số, xã hội số - tiền đề quan trọng để xây dựng nguồn nhân lực số chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế.
Cách đây 80 năm, khi 90% dân số Việt Nam còn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào Bình dân học vụ - một chiến dịch lớn nhằm xóa mù chữ cho người lớn, đặc biệt là nông dân, công nhân và người lao động nghèo. Phong trào đó không chỉ nâng cao dân trí mà còn trở thành biểu tượng của tinh thần tự học và học tập suốt đời, nâng cao dân trí, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tinh thần đó đang được kế thừa trong kỷ nguyên số hôm nay nhưng được phát triển dưới hình thức mới - Bình dân học vụ số. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Là người phát động phong trào Bình dân học vụ số, Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhấn mạnh: “Chúng ta không chỉ kế thừa di sản quý báu của lịch sử, mà còn phải biết ứng dụng nó vào thực tiễn hiện nay. Việc trang bị tri thức số sẽ giúp người dân tự tin hơn trong môi trường số, chủ động nắm bắt cơ hội và thích nghi với sự phát triển của công nghệ”.
Với phương châm “Kiến thức là nền tảng, công nghệ là công cụ để tiến xa”, phong trào không chỉ dựa vào chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, mà còn chú trọng nâng cao nhận thức, khuyến khích từng cá nhân tự học, chủ động tham gia vào không gian số, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. Thế nên cùng với việc phát động phong trào Bình dân học vụ số, Ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ra mắt nền tảng Bình dân học vụ số. Nền tảng này đã chính thức đưa vào khai thác, vận hành trên toàn quốc và tới đây sẽ được tích hợp với các nền tảng số như VNeID nhằm phục vụ hiệu quả công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Các chuyên gia công nghệ cho rằng, để hướng tới một xã hội thông minh trong kỷ nguyên số, bên cạnh sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, mỗi người dân cần chủ động học hỏi và thích nghi để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Cần coi kiến thức về công nghệ, dữ liệu, trí tuệ nhân tạo; kỹ năng sử dụng công cụ số như điện thoại, phần mềm, nền tảng số và khả năng bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng là thiết yếu như việc biết đọc, biết viết… Đây cũng chính là một yêu cầu quan trọng được đặt ra, để phong trào Bình dân học vụ số tiếp tục lan tỏa, góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025 của tỉnh Bắc Giang đạt nhiều kết quả tích cực
Kinhtedothi- Quý I/2025, dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, song kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Bắc Giang đạt kết quả khá tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt khoảng 13,82%, đứng đầu cả nước.

Tin tức kinh tế 12/4: UOB dự báo tỷ giá sẽ vượt 27.000 đồng/USD
Kinhtedothi – Giá vàng thế giới tăng mạnh, vượt kỷ lục mọi thời đại; UOB dự báo tỷ giá sẽ vượt 27.000 đồng/USD; hoàn tự động gần 230 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 12/4.

Ba nền kinh tế lớn ứng phó làn sóng thuế quan từ Mỹ
Kinhtedothi - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan mới vào ngày 2/4/2025, với mức thuế từ 10 - 50% đối với đa số hàng nhập khẩu, đã tạo ra một cú sốc trên phạm vi toàn cầu. Thay vì chỉ dừng lại ở các phản ứng ngoại giao, nhiều nền kinh tế lớn đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động lan rộng lên tăng trưởng, việc làm và ổn định thị trường. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ, Hàn Quốc và Singapore là những ví dụ tiêu biểu với cách tiếp cận linh hoạt, kết hợp giữa điều hành nội bộ và thúc đẩy đối thoại chiến lược với Mỹ.