80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phú Thọ tăng tốc giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sau sáp nhập

Kinhtedothi - Ngay sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ mới đã khẩn trương ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm không để gián đoạn các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án trọng điểm, tạo đà cho giai đoạn phát triển mới.

Dự án cầu Phong Châu đang được đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác trong tháng 10/2025. Ảnh: LG

Tập trung nguồn lực cho 67 dự án trọng điểm

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 67 dự án trọng điểm, trong đó có 24 dự án của Phú Thọ cũ, 37 dự án của Vĩnh Phúc cũ và 6 dự án của Hòa Bình cũ. Đến nay, 8 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; 15 dự án dự kiến hoàn thành trước ngày 31/12/2025; 28 dự án đang triển khai thi công.

Bên cạnh đó, tỉnh còn có 8 dự án lớn do các bộ, ngành Trung ương phê duyệt đầu tư trên địa bàn, như: hồ chứa nước Thục Luyện; hệ thống kênh mương hồ Ngòi Giành; kè bảo vệ bờ tả sông Thao đoạn Hạ Hòa - Lang Sơn; dự án nâng cấp Quốc lộ 2 đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì; đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; cầu Phong Châu; tuyến đường kết nối Nội Bài - Lào Cai với cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ…

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn tránh thành phố Hòa Bình (cũ) đang được đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành GPMB trước 30/9. Ảnh minh họa: LG

Ngay sau sáp nhập, tỉnh đã kiện toàn Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 với nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc tiến độ từng nhóm dự án; làm việc trực tiếp với các địa phương, chủ đầu tư, đơn vị thi công để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện thủ tục đầu tư và thanh toán khối lượng hoàn thành.

Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Phú Thọ, một trong những “điểm nghẽn” lớn nhất là công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Một số hộ dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường do giá chưa sát thị trường, thiếu quỹ đất tái định cư, vướng mắc trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất rừng và tồn tại từ các đợt quy chủ chưa chính xác trước đây…

Trước thực trạng đó, tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, công khai minh bạch các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư; đồng thời yêu cầu chủ đầu tư ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác giải phóng mặt bằng.

Đơn cử như Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Cẩm Khê - một trong những dự án trọng điểm có quy mô lớn, diện tích quy hoạch 450 ha, chia nhiều giai đoạn.

Đến nay, dự án đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I, II, III và khoảng 30% giai đoạn IV, với tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 1.504,6 tỷ đồng. Khu công nghiệp đã thu hút 29 dự án thứ cấp (25 FDI với tổng vốn đăng ký 345 triệu USD, 5 DDI với tổng vốn đăng ký 4.051 tỷ đồng), đạt tỷ lệ lấp đầy 34,9%.

Giải ngân vượt mặt bằng chung cả nước

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh đạt 44,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao - cao hơn mức bình quân cả nước. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2025 sẽ giải ngân 100% kế hoạch vốn đối với tất cả các nguồn vốn.

Dự kiến trong năm nay, Phú Thọ sẽ đưa vào sử dụng hàng loạt dự án trọng điểm như: Nhà Văn hóa nghệ thuật tỉnh quy mô 1.000 chỗ ngồi; Trung tâm Y tế khu vực Bình Xuyên và Yên Lạc với tổng quy mô tăng thêm 450 giường bệnh; hoàn thành khoảng 176 km đường nội thị và liên vùng…

UBND tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường kiểm tra thực địa, giám sát thi công; yêu cầu nhà thầu bổ sung nhân lực, thiết bị, xây dựng kế hoạch tiến độ chi tiết và hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu theo từng tuần, tháng. Các đơn vị cần chủ động hoàn ứng, hạn chế dồn thanh toán vào cuối năm, bảo đảm giải ngân đúng tiến độ, đúng quy định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng tốc áp dụng BIM trong đấu thầu xây dựng

Tăng tốc áp dụng BIM trong đấu thầu xây dựng

25 Jul, 06:02 AM

Kinhtedothi - Việc áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong các dự án xây dựng tại Việt Nam đã được quy định tương đối đồng bộ trong hệ thống pháp lý hiện hành. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đang gặp nhiều rào cản, đặc biệt trong giai đoạn đấu thầu và thi công, ngành xây dựng cần một sự thay đổi toàn diện về tư duy, hành lang pháp lý và cách tiếp cận quản lý dự án.

Thi công nhà dưới 1 tỷ đồng: dễ hay khó?

Thi công nhà dưới 1 tỷ đồng: dễ hay khó?

20 Jul, 09:43 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu, nhân công, đất đai cùng tăng chóng mặt khiến mục tiêu “xây nhà dưới 1 tỷ đồng” ngày càng trở nên xa vời, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn có những mô hình nhà ở giá rẻ, tiết kiệm năng lượng được triển khai nhờ cách tiếp cận thông minh về thiết kế, công năng và công nghệ xây dựng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ