Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 1
Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 2

Kỳ 3: Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn

Lynne Gadkowski, Cố vấn kinh tế tại Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, không giấu được sự hào hứng khi trao đổi với Kinh tế & Đô thị về triển vọng của Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, hướng đến trở thành quốc gia đổi mới và sáng tạo hàng đầu khu vực, cũng như vai trò mà Mỹ có thể đóng góp cho tiến trình đó.

Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 3
Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 4

“Tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam rất vững chắc, với ý chí và cam kết chính trị đầy đủ, điều này cực kỳ quan trọng. Bây giờ, vấn đề là duy trì động lực, đây là tín hiệu tuyệt vời cho sự khởi đầu của một chương mới. Chúng tôi đang tập trung vào cách duy trì cam kết này”, bà nhận định.

Theo Cố vấn Gadkowski, việc thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện đã mở ra những hướng hợp tác mới giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực giáo dục, năng lượng sạch và công nghệ, hướng tới một nền kinh tế đổi mới và chuyển đổi, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng.

Mỹ là đối tác chiến lược toàn diện trong việc giúp Việt Nam đạt được những mục tiêu này. Bà cho biết Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể và Mỹ sẵn sàng hỗ trợ trong quá trình này.

Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 5

"Tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh các yếu tố hấp dẫn như đất đai, ưu đãi và lao động có tay nghề, khả năng tiếp cận công nghệ xanh và năng lượng sạch cũng là một yếu tố quan trọng khác", bà Gadkowski cho biết.

Hồi tưởng lại chuyến thăm rụ sở của một công ty sản xuất thiết bị y tế và hàng không vũ trụ tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10 năm ngoái, vị cố vấn bày tỏ ấn tượng trước hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà hoàn toàn khép kín của doanh nghiệp này. Đồng thời nhấn mạnh rằng tính bền vững về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) là yếu tố chính đối với các nhà đầu tư Mỹ và toàn cầu khi lựa chọn đối tác.

Ngoài ra, chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden trong năm 2023 và quyết định nâng cấp quan hệ song phương Việt – Mỹ cũng là yếu tố giúp thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam, theo bà Gadkowski.

Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 6

Trong khuôn khổ chuyến thăm, lãnh đạo hai nước đã thống nhất tăng cường hợp tác trong việc xây dựng, đảm bảo an ninh và quản lý hiệu quả dữ liệu người dùng và khám phá sự hợp tác trong các lĩnh vực đang phát triển như AI và 5G.

Bà Gadkowski cũng lưu ý rằng đại dịch Covid-19 đã cung cấp góc nhìn rõ ràng hơn về những thách thức trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với các mặt hàng chủ chốt như chất bán dẫn.

Thảo luận về tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này, bà Gadkowski đã chỉ ra khoản đầu tư 1,6 tỷ USD của tập đoàn Amkor tại tỉnh Bắc Ninh, được công bố vào tháng 10/2023. Bà lưu ý rằng sự hiện diện của các doanh nghiệp quy mô lớn như vậy có thể tăng cường sự đóng góp của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 7

Vị cố vấn cũng nhấn mạnh, Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam để xây dựng Chiến lược bán dẫn quốc gia của Việt Nam, cung cấp các đầu vào quan trọng từ các phòng thí nghiệm nghiên cứu. "Sau khi hoàn thành, chiến lược sẽ cung cấp những hiểu biết rõ ràng hơn về cách Việt Nam hình dung tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn", bà Gadkowski nói.

Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 8

Gần 20 năm trước, Intel là nhà đầu tư công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam, cho đến nay sự hiện diện của các doanh nghiệp trong ngành nói chung và bán dẫn nói riêng đang ngày càng mở rộng và phát triển, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam, ông Kim Huat Ooi nhận định.

Khẳng định vai trò của chất bán dẫn là đầu vào quan trọng cho các thiết bị và linh kiện điện tử, ông Ooi cũng nhận định, đối với Việt Nam cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào đầu tư bán dẫn đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là sau chuyến thăm của Tổng thống Biden và quyết định nâng cấp quan hệ của hai nước.

Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 9

Đồng tình với quan điểm của lãnh đạo Intel, Wade Cruse, Đối tác điều hành khu vực Đông Nam Á tại Bain & Company (Mỹ), một trong "Big 3" công ty tư vấn của thế giới cùng với McKinsey & Company và Boston Consulting Group, nhận thấy rằng Việt Nam, cùng với Ấn Độ, đang nổi lên như một điểm đến rất triển vọng cho các khoản đầu tư vào chất bán dẫn.

"Trong các cuộc trò chuyện với các tập đoàn bán dẫn toàn cầu, họ đề cập rằng Việt Nam được định vị là một hoặc hai trong các kế hoạch đầu tư của họ cho thế hệ tiếp theo", ông Wade Cruse nhận định.

Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 10

Ông cho rằng lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút các khoản đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn là hệ sinh thái đang hình thành tốt, lực lượng lao động tài năng, chuyên môn công nghệ và các công ty nhỏ phục vụ cho ngành công nghiệp này.

Đại diện Bain & Company dự báo nền kinh tế Việt Nam dự kiến ​​sẽ lọt vào top 3 Đông Nam Á vào năm 2025, vượt qua Philippines và Singapore, với mức tăng trưởng GDP khoảng 6%/năm trong giai đoạn 2022-2032. Các động lực thúc đẩy khác bao gồm nền tảng vững chắc của Việt Nam cho sự phát triển trong tương lai, nhờ dân số đông (khoảng 100 triệu người) và tỷ lệ thâm nhập kỹ thuật số cao (khoảng 71%).

Nền kinh tế tiêu dùng của Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ, với tầng lớp trung lưu tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Riêng nền kinh tế kỹ thuật số được dự báo sẽ có giá trị khoảng 50 tỷ USD Mỹ vào năm 2025, tăng từ mức 23 tỷ USD hiện nay.

Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 11

Cải thiện kỹ năng của lực lượng lao động được coi là thách thức chính đối với nhiều quốc gia trong việc phát triển thị trường bán dẫn, và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Cũng trong chuyến thăm gần đây tới TP HCM, Cố vấn Lynne Gadkowski lưu ý, tại cơ sở sản xuất bà đến thăm chứng kiến mức tăng trưởng hàng năm là 50%, nhưng lực lượng lao động chỉ tăng trưởng 15%. Đây là một ví dụ minh họa cho thách thức của thị trường lao động bán dẫn.

Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 12

Bà cho biết, Mỹ và Việt Nam đang thảo luận về hợp tác giáo dục STEM và đào tạo tiếng Anh cho các chuyên gia kỹ thuật và trình độ trung cấp.

Ngoài ra, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đang hợp tác với Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các chính sách hợp tác bổ sung. "Các công ty và nhà đầu tư toàn cầu cũng đánh giá cao một thị trường đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn lao động để ngăn chặn nạn buôn người, lạm dụng lao động trẻ em... để đảm bảo chuỗi cung ứng 'sạch'", bà Lynne Gadkowski chia sẻ.

Quay lại vấn đề nguồn nhân lực, ông Kim Huat Ooi lưu ý rằng mặc dù Việt Nam có số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp đại học, nhưng vẫn còn thiếu hụt nhân sự có trình độ cao như thạc sĩ và tiến sĩ.

Nhiều công ty nước ngoài chia sẻ rằng Việt Nam là điểm đến hấp dẫn do sự ổn định chính trị và xã hội, lực lượng lao động trẻ và có trình độ cao, và vị trí chiến lược ở trung tâm châu Á, có thể tiếp cận trực tiếp các tuyến thương mại và kênh vận tải quan trọng.

Để tận dụng thêm những thế mạnh này, lãnh đạo Intel tin rằng Việt Nam nên thúc đẩy các chương trình hỗ trợ hiện có, đặc biệt là thuế suất ưu đãi và hiện đại hóa các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.

Việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cùng với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và cung cấp đào tạo chuyên môn chất lượng cao cũng là một khía cạnh tích cực trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả chất bán dẫn.

Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 13
Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 14

"Intel cũng hy vọng rằng các nhà lãnh đạo địa phương sẽ trao quyền cho một cơ chế ra quyết định một cửa để tạo điều kiện cho tương tác trực tiếp với các nhà đầu tư hướng đến phát triển bền vững", ông Kim Huat Ooi nhấn mạnh.

Đề cập đến kế hoạch đầu tư 140 nghìn tỷ đồng vào phát triển điện lực quốc gia của Chính phủ Việt Nam, giám đốc điều hành của Intel cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, như giao thông và điện, để tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường đầu tư bán dẫn.

Trong thị trường bán dẫn cạnh tranh cao, nhiều quốc gia khác có cơ chế "một cửa" thuận tiện dành riêng cho các khoản đầu tư chiến lược và đầu tư chất lượng cao. "Chúng tôi cũng hy vọng đây là một phần trong tầm nhìn của Trung tâm Đổi mới và Sáng tạo Việt Nam", bà Lynne Gadkowski bày tỏ.

Hiện có 40 công ty bán dẫn đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó có 38 công ty là doanh nghiệp có vốn FDI và hai công ty là công ty lớn trong nước.

Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7/2023, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã công nhận Việt Nam là một điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Điều này được chứng minh bằng khoản đầu tư đáng kể vào Việt Nam của các công ty công nghệ Mỹ như Amkor Technology và Intel Corporation. Intel nói riêng được nhấn mạnh là một bên chủ chốt, với nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip lớn nhất thế giới đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 15

Gần đây, hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam cũng chứng kiến ​​những tiến bộ đáng chú ý. Vào tháng 5, Marvell Technology (Mỹ) đã công bố kế hoạch thành lập một trung tâm thiết kế vi mạch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay vào ngày 6 tháng 9, Trung tâm thiết kế điện tử bán dẫn (ESC) đã được khánh thành tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP).

“Vấn đề của hiện tại chỉ còn là gieo hạt giống, có một đất màu mỡ và làm cho hạt nảy mầm”, bà Lynne Gadkowski chia sẻ.

Việt Nam - mảnh đất "lành" cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 16

Kỳ cuối: Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn

10:00 03/06/2024