Mỹ hành động nhằm giảm phụ thuộc nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc
Kinhtedothi – Chính phủ Mỹ vừa thiết lập mức giá sàn cho hai nguyên tố đất hiếm quan trọng, nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc, quốc gia đang kiểm soát tới 90% thị trường toàn cầu.

Toàn cảnh mỏ đất hiếm lộ thiên Mountain Pass của công ty MP Materials tại bang California, Mỹ. Ảnh: MP Materials
Theo thỏa thuận mới được công bố, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ đảm bảo giá 110 USD/kg cho neodymium và praseodymium, hai kim loại chủ chốt trong sản xuất nam châm vĩnh cửu. Những loại nam châm này hiện được sử dụng rộng rãi trong xe điện, tuabin gió, thiết bị quân sự và công nghệ cao.
Mức giá sàn mới gần gấp đôi giá thị trường hiện tại do Trung Quốc chi phối.
MP Materials, công ty duy nhất khai thác và chế biến đất hiếm tại Mỹ, sẽ là đơn vị đầu tiên được hưởng lợi. Dự kiến cuối năm nay, công ty sẽ khởi động sản xuất thương mại nam châm đất hiếm tại nhà máy ở Texas.
Bộ Quốc phòng Mỹ đồng thời trở thành cổ đông lớn nhất của MP với tỷ lệ sở hữu 15% và sẽ hỗ trợ xây dựng thêm một nhà máy mới, nâng tổng sản lượng lên 10.000 tấn mỗi năm.
Các chuyên gia cho rằng việc Mỹ chủ động định giá có thể tạo ra mặt bằng giá mới cho toàn ngành, giúp các doanh nghiệp phương Tây có thêm cơ hội cạnh tranh. Nhiều công ty như Solvay của Bỉ và Aclara Resources đang phát triển dự án tại Chile và Brazil cũng bày tỏ kỳ vọng được hưởng lợi gián tiếp từ chính sách này.
Dù vậy, vẫn còn nhiều nghi ngại về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp công nghiệp trong việc chấp nhận giá cao hơn. Đại diện Tập đoàn Volkswagen cho biết họ hoan nghênh mọi nỗ lực nhằm tăng cường ổn định và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhưng không bình luận về mức giá cụ thể.
Theo dự báo từ Adamas Intelligence, nhu cầu toàn cầu về nam châm đất hiếm có thể tăng gấp đôi vào năm 2035. Mỹ được cho là thị trường tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ trung bình khoảng 17% mỗi năm.

Trung Quốc nối lại xuất khẩu đất hiếm, Mỹ gỡ dần rào cản thương mại
Kinhtedothi - Theo các chuyên gia, việc Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy giao đất hiếm cho thấy nỗ lực của cả hai bên trong việc kiểm soát căng thẳng và ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngành ô tô châu Âu vật lộn tìm đất hiếm, quyết giảm phụ thuộc Trung Quốc
Kinhtedothi - Cơn khát đất hiếm đe dọa làm tê liệt dây chuyền lắp ráp ô tô châu Âu, buộc các hãng lớn như Mercedes, Porsche phải ráo riết săn nguồn cung mới ngoài Trung Quốc.

Mỹ - Trung tiếp tục đàm phán giữa căng thẳng về đất hiếm và suy giảm thương mại
Kinhtedothi - Cuộc đàm phán thương mại ngày thứ 2 giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục vào sáng ngày 10/6 tại London (Anh), nhằm nỗ lực xoa dịu căng thẳng leo thang liên quan tới các vấn đề thuế quan và xuất khẩu đất hiếm - yếu tố cốt lõi đang đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu.