Minh họa. Nguồn Internet |
Bà Hồ Thị Mai Chinh - Chủ nhiệm Chương trình “Bếp ăn an toàn” cho biết, các doanh nghiệp này đa số là các hợp tác xã và các hộ gia đình sản xuất nông sản được mời ngẫu nhiên để cùng chung tay thực hiện bữa ăn an toàn tới người dân Thủ đô. Theo đó, các hợp tác xã, hộ cá nhân cần thông tin đầy đủ về số lượng hàng hóa cung cấp, giá bán ổn định, đối tượng phân khúc của sản phẩm…đặc biệt, các hợp tác xã, hộ cá nhân sản xuất phải có mã nguồn gốc truy xuất sản phẩm để tham gia vào Chương trình Bếp ăn an toàn.
Còn ông Nguyễn Minh Đăng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: “Tất cả các sản phẩm tham gia Chương trình phải có truy xuất nguồn gốc thì mới tạo được niềm tin ban đầu cho người tiêu dùng. Tức là khi xảy ra vấn đề gì thì có đơn vị chịu trách nhiệm. Tất nhiên, không ai mong muốn có vấn đề gì xảy ra với sản phẩm của mình, chính vì vậy, khi đã tạo được niềm tin của người tiêu dùng thì các hợp tác xã, hộ gia đình phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thì mới tạo lập được thương hiệu của mình”.Ngày 20/8 tới, Ban chỉ đạo Chương trình Bếp ăn an toàn sẽ phát động Chương trình tại Trung Hòa, Nhân Chính, Hà Nội với ra 5 gian hàng về bữa ăn an toàn cho người dân Thủ đô. Sau đó, Chương trình sẽ tiếp tục lập nhiều gian hàng khác để đưa những thực phẩm sạch, an toàn tới bàn ăn của người dân Thủ đô.Trước đó, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu Sở Y tế Hà Nội và Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội đã triển khai Chương trình “Bữa ăn an toàn” giai đoạn 2017-2020. Chương trình nhằm mục đích tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định và ký cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, để giúp người tiêu dùng nhận biết rõ về chất lượng và nguồn gốc thực phẩm, lựa chọn thực phẩm an toàn đáp ứng được bữa ăn hàng ngày.Giai đoạn 1 của Chương trình được thực hiện từ tháng 5/2017 đến 31/12/2017