Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ấn tượng làng nghề truyền thống Việt 2015

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Với 350 gian hàng đến từ hơn 200 doanh nghiệp, làng nghề thủ công mỹ nghệ, Hội chợ làng nghề Việt Nam 2015 đã thực sự gây ấn tượng trong lòng du khách Việt.

Ấn tượng làng nghề truyền thống Việt 2015 - Ảnh 1
Tối 12/12, tại khu Hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại (số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chính thức khai mạc Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ XI năm 2015. Hội chợ sẽ mở cửa đón khách tham quan từ nay đến ngày 16/12/2015.

Hội chợ được tổ chức nhằm thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tham quan giao dịch, mua sắm góp phần đưa sản phẩm làng nghề thành sản phẩm hàng hóa có tính thương mại và giá trị gia tăng cao.
Ấn tượng với làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám (Hà Giang).
Ấn tượng với làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám (Hà Giang).
Được biết, các đơn vị mang đến hội chợ nhiều mặt hàng đa dạng phong phú, nông lâm thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống, lương thực, thực phẩm, trái cây và đồ uống sạch, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Với các sản phẩm như lụa Vạn Phúc, lụa Nha Xá, dệt thổ cẩm, ngọc trai trạm khảm, gốm sứ, mây tre đan, tranh thêu, tranh hoa tươi ướp, tranh chữ thư pháp, trầm hương, đá phong thủy Bát Tràng, gỗ mỹ nghệ phong thủy...

Các loại trái cây đặc sản 3 miền như dừa xiêm Bến Tre, bưởi da xanh, cam Vinh, cam Cao Phong, chuối ngự Đại Hoàng; chả mực Quảng Ninh, lợn Mán, trâu gác bếp, giò me, nem Phùng…

Ngoài ra, còn rất nhiều sản phẩm lạ, độc đáo, rõ nguồn gốc xuất xứ đến từ các làng nghề truyền thống được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ.
Ấn tượng làng nghề truyền thống Việt 2015 - Ảnh 2

Gian hàng giới thiệu sản phẩm của Hà Nội.
Riêng gian hàng của Hà Nội có các sản phẩm mang đặc trưng của như: Cam canh, bưởi diễn, và giới thiệu nhiều sản phẩm cây trồng, vật nuôi khác; gốm sứ Bát Tràng, khảm trai Phú Xuyên; lụa Vạn Phúc…

Trong khuôn khổ hội chợ còn diễn ra nhiều hoạt động thiết thực như: Diễn đàn “Làng nghề phát triển và hội nhập góp phần xây dựng nông thôn mới”; Hội thảo “Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Hà Giang: Cơ hội, thách thức và giải pháp; Chương trình “Trình diễn một số nghề tiêu biểu”; Biểu diễn văn hóa - văn nghệ...
Ấn tượng làng nghề truyền thống Việt 2015 - Ảnh 3
Đại diện Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay, nước ta có trên 5.096 làng nghề và làng có nghề. Số làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748 làng, thu hút khoảng 10 triệu lao động. Sản phẩm làng nghề Việt Nam ngày càng tinh xảo, với nhiều chủng loại sản phẩm, mẫu mã đẹp, đa dạng phong phú, đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm qua.

Tuy vậy, làng nghề đã và đang gặp phải khó khăn như: Thiếu vốn và mặt bằng sản xuất, vấn đề ô nhiễm môi trường từ các làng nghề ngày càng trầm trọng, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh múm, chậm đổi mới về kiểu dáng, mẫu mã, sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước còn yếu, thị trường tiêu thụ có nguy cơ bị thu hẹp, thiếu bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vì vậy, việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

Một số hình ảnh tại Hội chợ:
Làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) luôn là điểm đến của khách tham quan.
Làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) luôn thu hút đông khách tham quan, mua sắm.
Ấn tượng với gian hàng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội).Ấn tượng với gian hàng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội).
làng nghề dệt hà Nam.
Hiệp hội làng nghề Hải Phòng.
Dao Đa Sỹ (Hà Đông, Hà Nội) luôn hút các bà nội trợ.
Các mặt hàng của làng nghề rèn Đa Sỹ (Hà Đông, Hà Nội) luôn hút các bà nội trợ.
Tò He Xuân La (Phú Xuyên, Hà Nội).
Tò He Xuân La (Phú Xuyên, Hà Nội).
Nón làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) gây ấn tượng về hình thức, chất lượng nhưng giá chưa thực sự hấp dẫn.
Nón làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) gây ấn tượng về hình thức, chất lượng.
Làng nghề thủ công mỹ nghệ.Các sản phẩm của làng nghề thủ công mỹ nghệ.

Ấn tượng làng nghề truyền thống Việt 2015 - Ảnh 4
Các hãng cà phê thực sự gây ấn tượng với du khách.
Các hãng cà phê thực sự gây ấn tượng với du khách.
Ấn tượng làng nghề truyền thống Việt 2015 - Ảnh 5
Bánh Đa (Bắc Giang).
Bánh đa Kế  - đặc sản Bắc Giang.
Sản phẩm quà "quê" của Điện Biên luôn hấp dẫn khách tham quan.
Sản phẩm quà "quê" của Điện Biên luôn hấp dẫn khách tham quan.
Hiệp hội làng nghề Hà Nam.
Hiệp hội làng nghề Hà Nam mang đến hội chợ: Lụa Nha Xá, chuối ngự Đại Hoàng, các sản phẩm điêu khắc từ đá.
Cam Cao Phong (Hòa Bình).
Cam Cao Phong (Hòa Bình).
Gian hàng rau sạch (Đông Anh, Hà Nội) tiếp khách không ngừng nghỉ.
Gian hàng rau sạch.
Ấn tượng làng nghề truyền thống Việt 2015 - Ảnh 6
Nem Phùng (Hà Nội).
Nem Phùng (Đan Phượng, Hà Nội).
Giò, chả Hà Nội.Giò, chả Hà Nội.
Giống gà Đông Tảo (Hưng Yên) với đôi chân "khủng" cho giá trị kinh tế cao.
Giống gà Đông Tảo (Hưng Yên) với đôi chân "khủng" cho giá trị kinh tế cao.