Kinhtedothi - Tuy đánh giá ngành tòa án đã có nhiều cố gắng trong năm 2013, nhưng tại phiên chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình sáng nay 21/11, nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc mỗi năm vẫn còn hàng chục ngàn lá đơn để nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm, chứng tỏ niềm tin của người dân công lý chưa cao.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nêu vấn đề: Trong năm 2013 có rất nhiều vụ án đã hoàn thành chỉ tiêu trong nghị quyết 37 của QH. Tuy nhiên, hàng năm vẫn có hàng chục ngàn đơn xin Giám đốc thẩm, Tái thẩm. Điều đó chứng tỏ rằng, niềm tin của người dân vào công tác của ngành tư pháp chưa cao, "Vậy Chánh án cho biết, Chánh án có giải pháp gì để nâng cao chất lượng xét xử để lấy lại niềm tin của nhân dân và giải quyết kịp thời đơn giám đốc thẩm, tái thẩm cho người dân?".
Đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) Hòng) thì bày tỏ lo lắng về chất lượng xét xử hiện nay, xuất phát từ chất lượng cán bộ thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký tòa. “Thành hay bại là do cán bộ tốt hay kém. Đề nghị Chánh án cho biết các giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng cán bộ”, đại biểu Vân đề nghị.
biết, việc ép cung, nhục hình là không thể chấp nhận được. Nếu có thì sự việc phải được chứng minh. Ông Bình cho rằng rất khó để Hội đồng xét xử phát hiện ra có chuyện ép cung hay không. Thông thường thì khi bị can hoặc luật sư yêu cầu xem xét thì tòa án mới có cơ sở xem lại vụ việc. Việc phát hiện những dấu hiệu không bình thường trong hồ sơ truy tố đòi hòi thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký phải có trình độ, bản lĩnh và phải có cái tâm để phát hiện ra liệu có ép cung hay không.
"Nếu cán bộ nào vi phạm, có hành vi ép cung hay bức cung đều bị xứ lý theo quy trình, điều lệnh và theo pháp luật" - ông Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Sau câu trả lời về vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, Chánh án Trương Hòa Bình vẫn tiếp tục nhận được nhiều câu trả lời chứa đựng sự sốt ruột của đại biểu về án oan, án tham nhũng xử nhẹ hoặc cho hưởng án treo. Chánh án bày tỏ, thực tế do nhiều lý do khác nhau nên có oan sai. Gần đây dư luận cho rằng vụ ông Chấn có oan sai và có ép cung, nhục hình. Về bình diện chung, nền tư pháp của nước nào, kể cả nước phát triển cũng không tránh khỏi oan sai. Việt Nam cũng nằm trong thực tế đó, nhưng việc để xảy ra oan sai, và oan với những người bị buộc tội ở mức án cao nhất (20 năm chung thân, tử hình) là không thể chấp nhận được.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về "báo lá cải"
Tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son sáng nay, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) nêu nhiều con số thống kê, Việt Nam hiện có hơn 800 báo in, 67 đài phát thanh truyền hình và hàng trăm báo, trang tin điện tử. Ông Tiến cho rằng, lực lượng báo chí hùng hậu nhưng chưa thể hiện quy hoạch, quản lý tốt để ngăn chặn tình trạng trùng lặp thông tin, cạnh tranh không lành mạnh. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son làm rõ về trách nhiệm quy hoạch phát triển hệ thống báo chí - một vấn đề đặt ra từ nhiệm kỳ trước.
Bên cạnh những đóng góp quan trọng, nổi bật của báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thẳng thắn thừa nhận những hạn chế, yếu kém trong quá trình tác nghiệp của một bộ phận báo chí như việc một số tờ báo hoạt động chưa đúng tôn chỉ mục đích, đưa tin tiêu cực nhiều, không phù hợp. Nhiều báo thậm chí còn đưa tin sai, không kiểm chứng, đưa tin ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, phân tích tỉ mỉ, diễn giải quá kỹ các vụ án, gây hoang mang xã hội.
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình.
Trả lời về vấn đề này, ông Trương Hòa Bình cho biết ngành tòa án đã có chiến lược về công tác cán bộ Ngành cũng đã chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, đạo đức, tinh thông nghiệp vụ để hạn chế thấp nhất những án oan sai. Ngành cũng thường xuyên sát hạch công chức để nâng cao năng lực, khuyến khích việc tự học để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh đó, cũng tổ chức luân chuyển cán bộ, phát hiện cán bộ giỏi có năng lực để đào tạo, đưa vào quy hoạch.
Liên quan đến vụ án oan 10 năm Nguyễn Thanh Chấn, một số đại biểu chất vấn trách nhiệm của ngành Tòa án và Chánh án Tòa án, đồng thời, đề nghị có giải pháp minh oan, xin lỗi và bồi thường cho người dân bị oan sai. Đại biểu Nguyễn Thị Nga (Thái Nguyên) nêu: "Qua vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, với tư cách là người đứng đầu ngành, tôi đề nghị Chánh án, Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân và Bộ trưởng Bộ công an cho biết trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra những vụ án oan trong thời gian qua và giải pháp nào để hạn chế án oan trong thời gian tới?
Chánh án Trương Hòa Bình nói: Vụ án ông Chấn xảy ra đã có bản án hình sự phúc thẩm năm 2004. Sau khi xét xử thì ông Chấn có đơn kêu oan. Ngày 4/11/2013, Viện trưởng VKSNDTC căn cứ các quy định pháp luật tố tụng hình sự có quyết định kháng nghị tái thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm nêu trên. Bản án được kháng nghị, TANDTC đã triệu tập phiên họp của Hội đồng thẩm phán tối cao để xét xử tái thẩm, căn cứ pháp luật Hội đồng thẩm phán TANDTC đã chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng để hủy án điều tra lại. Hiện nay, các thủ tục về tố tụng đang được tiến hành để Viện kiểm sát điều tra lại. Viện kiểm sát sẽ chuyển lại cơ quan điều tra để điều tra lại vụ án.
Về vấn đề đại biểu Lê Thị Nga nêu có ép cung, nhục hình hay không, Chánh án Trương Hòa Bình cho
Đề nghị không để CA Bắc Giang điều tra vụ án oan 10 năm Hiện nay, hồ sơ vụ ông Nguyễn Thanh Chấn được giao cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Bắc Giang, để đảm bảo khách quan, đại biểu Lê Thị Nga đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an không để cho Công an Bắc Giang điều tra nữa, mà rút lên để Cơ quan điều tra Bộ Công an trực tiếp điều tra. Đại biểu cũng đề nghị cơ quan điều tra phải hoàn toàn dựa trên chứng cứ sự thật khách quan, nếu không đủ căn cứ kết luận ông Chấn phạm tội thì phải đình chỉ điều tra ngay với ông Chấn, không phụ thuộc vào kết quả điều tra Lý Nguyễn Chung, tuyệt đối không được dùng nguyên tắc suy đoán có tội theo hướng nếu không chứng minh được Lý Nguyễn Chung phạm tội thì suy ra ông Chấn. |
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.
Vị tư lệnh ngành cũng khẳng định sẽ tăng cường kiểm tra để ngăn chặn kịp thời, xử lý sai phạm. Bộ cũng có kế hoạch đối với công tác đào tạo để nâng cao đạo đức của phóng viên trong quá trình tác nghiệp, nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan chủ quản, duy trì phương thức, quy trình làm báo đã quy định để hạn chế, tiến tới không còn những sai phạm đã được chỉ ra. Để tiến tới quản lý chặt chẽ việc cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung, báo chí nói riêng, đồng thời bảo đảm quyền tự do ngôn luận báo chí , ông Son cho biết sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong đó có quy chế cung cấp thông tin cho báo chí và sửa Luật Báo chí.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TPHCM) quan tâm tới khía cạnh khác là dù nhà nước không chấp nhận, không cho phép nhưng thực tế đã xuất hiện xu hướng báo chí không lành mạnh như dư luận vẫn gọi là “báo lá cải”. Nêu nhiều biểu hiện, tác động tiêu cực của báo lá cải đối với giới trẻ, bà Trang băn khoăn, những biểu hiện phức tạp về tội phạm vị thành niên hiện nay có bắt nguồn từ xu hướng không lành mạnh này.
Bộ trưởng TT-TT trả lời: “Đối với nhà nước ta hiện nay, báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu của xã hội, là cơ quan ngôn luận của nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, là diễn đàn của nhân dân nên phải khẳng định trong xã hội chúng ta không có báo lá cải. Tuy nhiên có tờ báo trong một thời kỳ, thời điểm nào đó đã không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích. Đây là hiện tượng thể hiện khuynh hướng báo lá cải chứ Việt Nam không có báo lá cải”.